Đặc Điểm Kích Thước Gạch Tự Chèn

3 loại kích thước gạch tự chèn được sử dụng phổ biến nhất là gạch con sâu, gạch chữ nhật và gạch chữ I. Gạch con sâu có kích thước phổ biến là dài 220mm, rộng 110 mm, dày 6cm. Gạch chữ nhật có kích thước phổ biến là dài 200mm, rộng 100mm và dày 6cm, gạch chữ I có kích thước phổ biến là dài 200mm, rộng 164mm và dày 6cm.

Kích Thước Gạch Tự Chèn

   Trên thị trường hiện nay, gạch tự chèn có rất nhiều loại sản phẩm với kích thước khác nhau, tuy nhiên có 3 loại kích thước gạch tự chèn được sử dụng phổ biến nhất là gạch con sâu, gạch chữ nhật và gạch chữ I. Gạch con sâu có kích thước phổ biến là dài 220mm, rộng 110 mm, dày 6cm. Gạch con sâu dày 6cm có trọng lượng khoảng 3.0kg. Giống như tên gọi của mình, gạch con sâu có hình dạng ziczac giống như con sâu đang uốn lượn. Các cạnh ziczac này giúp các viên gạch con sâu khi thi công có thể gắn kết chặt chẽ với nhau mà không cần sử dụng đến xi măng, đây là đặc trưng của dòng gạch tự chèn. Định mức gạch là 39 viên/m2, thông thường một m2 lát gạch con sâu sẽ nặng khoảng 120kg.

Kích thước 3 loại gạch tự chèn phổ biến

   Gạch chữ nhật có kích thước phổ biến là dài 200mm, rộng 100mm và dày 6cm, gạch có hình dáng chữ nhật vuông thành sắc cạnh nên rất dễ thi công và vận chuyển. Thông thường, 1 viên gạch chữ nhật dày 6cm có trọng lượng khoảng 2.5kg. Định mức của gạch là 50 viên/m2, tính ra thì 1m2 gạch chữ nhật chỉ nặng khoảng 125kg.

Cuối cùng là gạch chữ I có kích thước phổ biến là dài 200mm, rộng 164mm và dày 6cm. Gạch có hình dạng giống như chữ I in hoa, khi lát các cạnh tự khóa vào nhau rất chắc chắn. Định mức của gạch là 34 viên/m2. Trọng lượng của gạch nặng khoảng 3.5kg, thông thường 1m2 lát gạch chữ I nặng khoảng 119kg. 3 loại gạch tự chèn trên ngoài có chiều dày 6cm thì đều có dày 8cm và 10cm, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các công trình thường xuyên chịu trọng tải nặng. Gạch tự chèn có sự khác biệt với các loại gạch lát nền khác ở chỗ gạch có thể làm được Mac gạch rất cao, độ dày càng cao thì Mac gạch càng cao, lên đến Mac 600. Cụ thể, gạch dày 6cm có thể đạt được Mac 200-400, gạch dày 8cm có thể đạt tới Mac 200-500 và gạch dày 10cm có thể đạt được Mac gạch từ 200-600. Các loại gạch tự chèn loại nhám có 4 màu là đỏ, xanh, vàng, xám, còn loại bóng thì ngoài 4 màu trên còn có màu titan rất đẹp. Các sản phẩm gạch tự chèn đa phần đều có độ bền màu rất cao do phần màu được làm từ các loại bột màu cao cấp, phần men màu dày từ 3-5mm nên đảm bảo giá trị thẩm mỹ của công trình theo tác động của môi trường, thời gian.

Màu sắc của gạch tự chèn con sâu loại bóng và nhám

   Vậy, tại sao gạch lại được gọi là gạch tự chèn? Lý do là vì các loại gạch tự chèn khi lát nền không cần phải sử dụng hồ, chỉ cần lu nèn nền tạo mặt phẳng, đổ lớp cát dày khoảng 1cm lên nền và cứ thế lát gạch xuống nền cát. Các cạnh của gạch tự chèn khi lát cạnh nhau, dùng búa cao su gõ khít vào nhau sẽ tự khóa lại, chèn vào nhau, liên kết lại tạo thành một công trình lát nền vững chắc. Và cũng nhờ đặc điểm không sử dụng hồ để lát mà các loại gạch thuộc dòng gạch tự chèn đều dễ bảo trì, sửa chữa. Nếu công trình gạch bị hư hại tại 1 vị trí cục bộ thì chỉ cần nhấc gạch ở vị trí đó lên thay thế mà không cần ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Dù không sử dụng hồ để lát nhưng quý khách hàng cũng không cần phải lo về độ bền, độ chắc chắn của công trình vì gạch tự chèn lát trên nền cát sẽ rất chặt, các cạnh tự khóa vào nhau rất chắc, muốn nhấc lên để bảo dưỡng thì phải cần có kỹ thuật. Không chỉ có 3 loại gạch con sâu, chữ nhật, chữ I phổ biến kể trên mà dòng gạch tự chèn còn có rất nhiều loại khác như gạch lục giác, gạch chìa khóa, gạch vuông 15x15,…cũng rất được ưa chuộng.

Lát Gạch Tự Chèn

Đặc Điểm Gạch Tự Chèn

   Không chỉ gạch con sâu, gạch chữ nhật và gạch chữ I mà tất cả các loại gạch tự chèn đều có loại bóng và loại nhám. Loại nhám được sản xuất bằng hệ thống máy ép thủy lực còn loại bóng sản xuất bằng công nghệ đổ khuôn nhựa, sử dụng cốt liệu chủ yếu là bê tông tươi. Gạch tự chèn loại bóng và loại nhám giống nhau về kích thước nhưng khác nhau về nguyên liệu, cách sản xuất nên có giá thành, đặc điểm khác nhau, cụ thể là:

   Gạch tự chèn loại bóng được sản xuất bằng công nghệ đổ khuôn nhựa, sử dụng cốt liệu chủ yếu là bê tông tươi. Gạch tự chèn loại bóng sản xuất ra bao gồm 2 lớp là lớp màu bề mặt (bột màu, xi măng trắng, phụ gia) và lớp đế (cát, đá, xi măng, phụ gia tăng cường độ cứng).

Hình thực tế gạch tự chèn con sâu, chữ nhật và chữ I

   Về cách sản xuất thì đầu tiên, đổ lớp màu đã trộn vào các khuôn nhựa đã được làm sạch, chuẩn bị từ trước. Các khuôn nhựa có hình dạng, kích thước giống như theo thiết kế chuẩn của gạch tự chèn, vì vậy nên gạch tự chèn có quy cách chính xác cao. Phần lớp màu sau khi được đổ theo tỉ lệ chuẩn vào khuôn nhựa sẽ được đưa qua hệ thống bàn rung để dàn đều nguyên liệu, tạo độ bằng phẳng. Thông thường, sau 60 phút thì lớp màu sẽ đạt tiêu chuẩn, tiếp đến tiến hành đổ bê tông tươi luôn. Không nên đổ sớm quá vì sẽ khiến lớp màu và bê tông tươi bị trộn, phần đá của bê tông sẽ chèn lên phần màu ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gạch tự chèn. Còn nếu đổ bê tông quá trễ thì phần lớp màu bị đông cứng, gây phân lớp giữa phần màu và phần bê tông tươi, ảnh hưởng đến chất lượng gạch. Sau khi đổ bê tông tươi lấp đầy khuôn nhựa thì cho hỗn hợp trên vào máy rung để hỗn hợp được san đều trong khuôn (ít nhất 30 giây).  

Đổ Khuôn Gạch Tự Chèn Con Sâu

   Sau đó, khuôn gạch sẽ được xếp lên pallet để đưa ra bãi dưỡng chờ đông cứng trong khoảng 48 giờ. Tiếp theo, các khuôn gạch tự chèn đạt đủ độ cứng sẽ được đưa ra hệ thống máy rung để tách gạch ra khỏi khuôn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Phần gạch sau khi được tách ra khỏi khuôn sẽ được xếp gọn lên pallet, đóng kiện và quấn màng để giao tới công trình cho khách.

Gạch Tự Chèn Chữ Nhật Được Xếp Đóng Kiện

   Gạch tự chèn loại nhám được sản xuất bằng hệ thống máy ép thủy lực. Viên gạch tự chèn khi sản xuất ra cũng bao gồm có 2 lớp. Thứ nhất là lớp thân (hay còn gọi là lớp cốt) và thứ hai là lớp mặt (hay còn gọi là lớp men màu).

   Nguyên liệu để sản xuất lớp mặt gạch tự chèn nhám bao gồm xi măng, bột màu pha trộn với nước. Đối với lớp thân, chúng ta sẽ có những nguyên liệu bao gồm cát, đá, xi măng, phụ gia tăng cường độ cứng. Đầu tiên, tiến hành trộn khô các nguyên liệu của lớp men màu, cho thêm tỉ lệ nước vừa đủ vào hỗn hợp trên. Lớp màu là lớp rất quan trọng của viên gạch tự chèn nên phải trộn thật đều, đảm bảo đủ độ ẩm. Sau khi trộn đều, cần phải tiến hành sàng lọc qua máy thật kĩ, lọc những hạt to để lớp mặt gạch tự chèn đạt chất lượng. Ngoài ra, việc sàng nguyên liệu lớp mặt còn giúp tăng sự đồng đều của lớp mặt, đảm bảo sự đều màu của gạch tự chèn sau khi ép. Trong khi đó, tiến hành trộn khô luôn lớp thân, tuy nhiên phải cho ít nước, chỉ để hỗn hợp có độ ẩm vừa đủ. Sau khi hỗn hợp lớp mặt đạt tiêu chuẩn sẽ được cho qua hệ thống máy ép thủy lực với công nghệ ép rung trước. Tiếp đến, đổ hỗn hợp lớp thân vào tiến hành ép tiếp lần 2 để tạo hình và độ cứng cho viên gạch tự chèn.

Gạch tự chèn chữ I loại nhám sau khi ép rung

   Viên gạch tự chèn loại nhám sau khi được ép tạo hình sẽ được đưa ra phơi bảo dưỡng, được tưới nước liên tục để quá trình thủy hóa của xi măng trong gạch được diễn ra, tạo độ cứng cho gạch. Sau 24 giờ bảo dưỡng, gạch tự chèn loại nhám sẽ được đem đi đóng kiện, quấn màng và đưa ra khu vực bãi chứa, bảo dưỡng tiếp tục theo tiêu chuẩn.

=>  Có thể thấy, mặc dù cùng thuộc loại gạch tự chèn nhưng loại bóng và loại nhám có cách sản xuất khác nhau dẫn đến đặc điểm gạch khác nhau. Gạch tự chèn loại nhám có giá thành rẻ, sản xuất nhanh, bề mặt nhám hơn gạch tự chèn loại bóng, phù hợp với các công trình cần độ an toàn cao như vỉa hè, sân chơi, lối đi công viên. Gạch tự chèn loại bóng có giá cao hơn, sản xuất từ 3-5 ngày, bề mặt bóng đẹp hơn loại gạch tự chèn loại nhám nên phù hợp với các công trình cần tính thẩm mỹ, độ chịu lực và độ bền tốt như các tuyến phố sang trọng, lối đi nhà hàng, quán cafe,...

Công trình gạch tự chèn con sâu loại bóng

   Tuỳ điều kiện, vị trí, hạng mục công trình mà quý khách hàng nên lựa chọn loại gạch tự chèn cho phù hợp.

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Công Trình Cảng Cát Lái

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa


Tin tức liên quan

Cùng khám phá về quy trình sản xuất và ứng dụng của gạch lát vỉa hè terrazzo
Cùng khám phá về quy trình sản xuất và ứng dụng của gạch lát vỉa hè terrazzo

138 Lượt xem

So với các loại gạch vỉa hè khác, gạch lát vỉa hè terrazzo được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn cả nhờ những ưu điểm như: chống trơn tốt, bền màu, nhiều màu sắc...

Công trình nhà ở Chú Quang ở Gò Vấp
Công trình nhà ở Chú Quang ở Gò Vấp

104 Lượt xem

Nhà Chú Quang tại Gò Vấp là một trong những công trình nhà dân điển hình sử dụng gạch block 9x19x39 - 1 loại gạch block phổ biến nhất hiện nay. Với am hiểu về ưu điểm của gạch Block chủ nhà đã chon sử dụng 100% gạch block để xây nhà và trang trí. Kết quả đạt được là vô cùng mỹ mãn, trong suốt quá trình sử dụng cho thấy rõ giá trị của việc sử dụng gạch block xây tường: cách âm cách nhiệt vô cùng tốt.

NHỮNG VẤN ĐỀ NÓNG XOAY QUANH THỊ TRƯỜNG GẠCH KHÔNG NUNG
NHỮNG VẤN ĐỀ NÓNG XOAY QUANH THỊ TRƯỜNG GẠCH KHÔNG NUNG

102 Lượt xem

Tại Việt Nam, các loại vật liệu xanh như gạch không nung phát triển tương đối nhanh chóng trong thời gian gần đây và có khả năng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.

Tầm Quan Trọng Của Vỉa Hè Trong Thiết Kế Đô Thị
Tầm Quan Trọng Của Vỉa Hè Trong Thiết Kế Đô Thị

79 Lượt xem

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết vào những lợi ích của vỉa hè để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vỉa hè trong thiết kế đô thị, chỉ ra các biện pháp để khắc phục những bất cập còn tồn tại trên vỉa hè, từ đó góp phần xây dựng thành phố hiện đại, văn minh.

Top 5 Loại Gạch Vỉa Hè Phổ Biến Nhất Hiện Nay Và Đặc Điểm Của Từng Loại
Top 5 Loại Gạch Vỉa Hè Phổ Biến Nhất Hiện Nay Và Đặc Điểm Của Từng Loại

151 Lượt xem

   Gạch vỉa hè là loại gạch được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong việc lát nền cho vỉa hè, lối đi bộ và các khu vực công cộng. Chúng không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho không gian đô thị mà còn có khả năng chịu lực, chống trơn trượt, mài mòn và dễ bảo dưỡng.

Lý Do Tại Sao Vỉa Hè Ngày Càng Được Mở Rộng Trong Các Tuyến Đường Đô Thị
Lý Do Tại Sao Vỉa Hè Ngày Càng Được Mở Rộng Trong Các Tuyến Đường Đô Thị

78 Lượt xem

Bài viết này sẽ chỉ ra những lý do chính tại sao vỉa hè ngày càng được mở rộng trên các tuyến đường đô thị, vì sao mà việc mở rộng vỉa hè đang trở thành một phương án phát triển thông minh và nên được ưu tiên cho các tuyến đường đô thị đang phát triển.


Đã thêm vào giỏ hàng