Tại Sao Xây Tường Bằng Gạch Không Nung Lại Bị Nứt

Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân chính khiến tường xây gạch không nung bị nứt, từ đó giúp độc giả tránh gặp phải tình trạng nứt cho công trình của mình. 

Các vị trí thường bị nứt của tường xây gạch không nung:

   Các vị trí nứt phổ biến của tường xây gạch không nung thường gặp ở các vị trí giảm yếu hoặc vị trí tiếp giáp giữa hai loại vật liệu khác nhau (tường – trụ; tường – dầm). Nứt ở trên bề mặt tường có diện tích lớn, thường là các vết nứt hình chân chim nhỏ và dày đặc trên bề mặt tường. Thêm vào đó, các vị trí tiếp giáp giữa gờ bê tông ban công, sàn mái cũng hay gặp phải tình trạng bị nứt. Ngoài ra, tường xây gạch không nung còn nứt ở các vị trí cạnh cửa sổ, cửa ra vào. Hoặc các vị trí lắp đặt điện nước cũng rất dễ nứt nếu công tác thi công và sử dụng vật liệu không đúng.

Tường xây gạch không nung bị nứt

Những lý do khiến tường gạch không nung thường bị nứt:

Lý Do Thứ 1: Thi công không đúng kỹ thuật

   Đây là lý do chính, chiếm tới 70% nguyên nhân khiến tường xây gạch không nung bị nứt. Đa số thợ xây chưa nắm được phương pháp thi công loại gạch không nung, đều dùng phương pháp và kỹ thuật thi công gạch sét nung ứng vào loại vật liệu mới này. Thêm vào đó, một số công trình sử dụng công nhân thi công còn thiếu kinh nghiệm, phần lớn làm việc theo thời vụ, công nhân thi công vật liệu không nung phần lớn chưa được qua đào tạo, hiện nay các loại gạch không nung phong phú, nhiều chủng loại, do vậy công nhân thường lúng túng trong thi công.

Tường xây gạch không nung chuẩn kĩ thuật

   Cụ thể, các anh thợ không lấp đầy mạch vữa ngang và đứng. Xây quá cao, không đợi thời gian ninh kết của vữa, làm vữa bị lún xuống, ảnh hưởng đến kết cấu tường xây gạch không nung. Khi xây không đặt hoặc đặt không đủ thép râu neo tường và cột, đây là lý do khiến tường dễ bị nứt tại vị trí tiếp giáp tường và cột. Không chèn lớp co giãn khiến tường co giãn quá mức, trước khi tô vữa không làm ẩm bề mặt, không dán lưới chống nứt tường. Không xử lý chống nứt tại các vị trí tiếp giáp cột, dầm với tường, tại các vị trí chéo góc cửa, các mối liên kết, không bảo quản, bảo dưỡng sau khi xây xong,…Ngoài ra, các anh thợ còn mắc sai lầm là xây tường gạch không nung trong điều kiện thời tiết hanh khô mà không tưới nước gạch, trong khi gạch có độ rỗng cao nên hút nước mạnh, nên khi vừa xây xong, vữa xi măng đã bị hút hết nước khiến không đủ lượng nước trong thời gian đông kết, dẫn đến vữa bị chết, mạch vữa bị giảm cường độ, giảm liên kết khối xây dẫn đến nứt tường.

Để khắc phục tình trạng tường xây gạch không nung không đúng kĩ thuật, mời quý khách hàng tham khảo bài viết sau: Bí Quyết Xây Tường Bằng Gạch Block Mà Không Bị Nứt

Lý Do Thứ 2: Nền móng không chắc

   Nguyên nhân này là yếu tố vừa chủ quan vừa khách quan, có thể là do khu đất bị lún với khối lượng xây dựng quá nặng, hoặc có thể do kỹ thuật trong quá trình thi công nền móng của tường xây gạch không nung không chuẩn làm tường bị lún. Vì gạch không nung có trọng lượng tương đối cao nên khi xây cần tính toán kĩ tải trọng, thiết kế hệ thống thật kỹ. Khi nền móng bị lún, thường sẽ xuất hiện các vết nứt ở giữa mảng tường hoặc ở mép của sàn nhà.

Công trình nhà ở bị lún nền móng

   Giải pháp là thiết kế đúng cách, tính toán đủ khả năng chịu tải trọng của công trình, kiểm tra nền đất, sử dụng hệ thống móng cố định thật chắc chắn.

Lý Do Thứ 3: Chất Lượng Gạch

   Chất lượng gạch không đạt yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn mà nhà máy đã cam kết là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nứt tường xây gạch không nung. Cụ thể, chất lượng gạch không nung chưa đồng nhất, độ co ngót còn lớn, cường độ chịu lực thấp, độ ẩm, độ ổn định chất lượng chưa đạt yêu cầu. Do trong quá trình trộn hồ để sản xuất gạch, người trộn chưa giữ được thời gian trộn đủ tiêu chuẩn khiến cho hỗn hợp hồ không đồng đều, làm cho lô gạch có chất lượng không đồng nhất với nhau, chỗ thì nhiều cốt liệu, chỗ thì ít. Điều này hay xảy ra khi lựa chọn gạch tại những cơ sở sản xuất thủ công, không có công nghệ sản xuất đạt chuẩn, sản phẩm không được kiểm định. Gạch không nung được sản xuất tại đây thường gặp phải 1 số vấn đề như: ép không đủ lực, nguyên liệu không chuẩn, cân cốt các thành phần thủ công chứ không chính xác…

gạch không nung không đảm bảo chất lượng

   Để tránh điều này, người mua cần lựa chọn gạch không nung có xuất xứ rõ ràng, mua tại các nhà máy sản xuất uy tín đã được kiểm định. Thêm vào đó cần phải quan sát, kiểm tra khuyết tật viên gạch, cụ thể như mức độ cong vênh, vết nứt bề mặt, vỡ góc… thì không nên lấy. Đối với các công trình lớn, nên kiểm tra độ Mac của gạch trước khi sử dụng.

Lý Do Thứ 4: Vữa xây không đúng tiêu chuẩn:

   Đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến tường xây gạch không nung bị nứt, vì sử dụng vữa xây không đúng tiêu chuẩn làm giảm khả năng liên kết và gây nứt.

   Vữa xây của gạch nung và gạch không nung khác nhau, vữa xây cho gạch bê tông không nung phải sử dụng cát có mô đun độ lớn từ 1,4 – 2,0mm. Cát sông ở một số khu vực có mô đun độ lớn nhỏ hơn 1,4mm hoặc trên 2,5mm nên không phù hợp dùng làm vữa xây gạch không nung. Mác vữa phù hợp, nên sử dụng mác vữa >= 75 để tăng lực liên kết cho khối xây, riêng gạch bê tông nhẹ phải sử dụng vữa riêng đúng tiêu chuẩn. Hiện nay đã có định mức vữa sử dụng xi măng PC30 nên sẽ thuận tiện cho đơn vị thi công.

Vữa xây đúng tiêu chuẩn

Lý Do Thứ 5: Yếu tố thời tiết:

   Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều nên hiện tượng gạch không nung co ngót hoặc giãn nở do thay đổi độ ẩm, nhiệt độ cũng có thể xảy ra. Vì gạch không nung có tính chất hút ẩm cao hơn vật liệu nung, có chỉ số giãn nở do nhiệt cao hơn gạch nung, nên dễ bị nứt. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất gạch không nung hiện đại ngày nay, gạch không nung đã có chất lượng tốt hơn, độ chống thấm nước cao hơn và cách nhiệt hiệu quả.

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Công Trình Cảng Cát Lái

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà


Tin tức liên quan

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHỌN MUA GẠCH CON SÂU
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHỌN MUA GẠCH CON SÂU

83 Lượt xem

Bài viết tổng hợp những thắc mắc thường gặp của mọi người khi mua gạch con sâu tại Gạch Thái Châu.

Giới thiệu về gạch con sâu và ưu điểm gạch con sâu
Giới thiệu về gạch con sâu và ưu điểm gạch con sâu

91 Lượt xem

Gạch con sâu là loại gạch khá dầy, cứng chắc, thường được lót trên bề mặt cát nên rất dễ thi công và khó bị gẫy vỡ.

Cường độ chịu lực của gạch con sâu
Cường độ chịu lực của gạch con sâu

86 Lượt xem

Ngoài việc chính bản thân gạch con sâu sở hữu độ chắc chắn tuyệt vời thì việc liên kết cũng là một phần khiến cho tác dụng chịu lực của loại gạch này được củng cố và tăng thêm gấp nhiều lần. Đó cũng là lí do khiến viên gach này xuất hiện những đường cong uốn lượn, những đường dích dắc được chủ tâm hình thành và xuất hiện trên những viên gạch này

GIÁ GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC RẺ HƠN GẠCH XÂY KHÁC KHÔNG?
GIÁ GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC RẺ HƠN GẠCH XÂY KHÁC KHÔNG?

82 Lượt xem

Rất nhiều khách hàng, những người sắp xây nhà đã liên hệ và hỏi câu hỏi này. Liệu giá gạch bê tông nhẹ AAC rẻ hơn so với gạch xây bằng không?

6 Lý Do Nên Sử Dụng Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Sân Vườn
6 Lý Do Nên Sử Dụng Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Sân Vườn

64 Lượt xem

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 6 lý do mà bạn nên sử dụng gạch con sâu để lát vỉa hè, sân vườn.

Hướng dẫn chi tiết xây tường rào đẹp bằng gạch Block
Hướng dẫn chi tiết xây tường rào đẹp bằng gạch Block

94 Lượt xem

Gạch block, hay còn được gọi là gạch xi măng, không chỉ mang lại tính linh hoạt trong thiết kế, mà còn có nhiều lợi ích khác khi sử dụng trong xây tường rào. Đầu tiên, tính chắc chắn của gạch block giúp tạo ra một tường rào vững chắc và bền bỉ. Với khối lượng xi măng và cát kết hợp, gạch block có khả năng chịu lực cao và kháng thời tiết tốt, giúp tường rào tồn tại trong thời gian dài mà không bị biến dạng hay hư hỏng.


Đã thêm vào giỏ hàng