Đặc điểm kích thước gạch con sâu
Gạch con sâu hiện nay có kích thước chuẩn và phổ biến là 220x110 mm, dày 6cm. Ngoài ra, gạch con sâu còn có thể làm độ dày 8cm và 10cm tùy theo yêu cầu của từng công trình. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại gạch con sâu là gạch con sâu loại nhám và gạch con sâu loại bóng. 2 loại này giống nhau về kích thước nhưng có sự khác nhau về nguyên liệu, cách sản xuất nên có đặc điểm và giá thành cũng khác nhau.
Kích Thước Gạch Con Sâu:
Gạch con sâu hiện nay có kích thước chuẩn và phổ biến là 220x110 mm, dày 6cm. Ngoài ra, gạch con sâu còn có thể làm độ dày 8cm và 10cm tùy theo yêu cầu của từng công trình.
Kích thước gạch con sâu
Gạch con sâu dày 6cm có trọng lượng khoảng 3.0kg, gạch con sâu dày 8cm có trọng lượng khoảng 4.5kg và gạch con sâu dày 10cm có trọng lượng khoảng 5.5kg. Gạch con sâu có độ dày lớp men màu khoảng 3-5mm nên rất bền màu, đảm bảo giá trị thẩm mỹ của công trình theo thời gian.
Độ dày lớp men màu gạch con sâu
Giống như tên gọi của mình, gạch con sâu có hình dạng các cạnh ziczac giống như con sâu đang uốn lượn. Các cạnh ziczac này giúp các viên gạch con sâu khi thi công có thể gắn kết chặt chẽ với nhau mà không cần sử dụng đến xi măng, do đó gạch con sâu còn thuộc dòng gạch tự chèn. Nhờ đặc điểm này mà gạch con sâu rất dễ bảo trì, sửa chữa, nếu muốn thay thế gạch thì chỉ cần nhấc viên gạch ở vị trí cần thay lên, lát viên mới vô mà không cần phải dỡ cả công trình. Định mức gạch là 39 viên/m2, thông thường một m2 lát gạch con sâu sẽ nặng khoảng 120kg.
Đặc Điểm Gạch Con Sâu:
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại gạch con sâu là gạch con sâu loại nhám và gạch con sâu loại bóng. 2 loại này giống nhau về kích thước nhưng có sự khác nhau về nguyên liệu, cách sản xuất nên có đặc điểm và giá thành cũng khác nhau. Cụ thể:
Gạch con sâu loại nhám được sản xuất bằng hệ thống máy ép thủy lực. Viên gạch con sâu khi sản xuất ra bao gồm có 2 lớp. Thứ nhất là lớp thân (hay còn gọi là lớp cốt) và thứ hai là lớp mặt (hay còn gọi là lớp men màu).
Gạch con sâu loại nhám
Nguyên liệu để sản xuất lớp mặt gạch con sâu loại nhám bao gồm xi măng, bột màu pha trộn với nước. Đối với lớp thân, chúng ta sẽ có những nguyên liệu bao gồm cát, đá, xi măng, phụ gia tăng cường độ cứng. Đầu tiên, tiến hành trộn khô các nguyên liệu của lớp men màu, cho thêm tỉ lệ nước vừa đủ vào hỗn hợp trên. Lớp màu là lớp rất quan trọng của viên gạch con sâu nên phải trộn thật đều, đảm bảo đủ độ ẩm. Sau khi trộn đều, cần phải tiến hành sàng lọc qua máy thật kĩ, lọc những hạt to để lớp mặt gạch con sâu đạt chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, việc sàng nguyên liệu lớp mặt còn giúp tăng sự đồng đều của lớp mặt, đảm bảo sự đều màu của gạch con sâu sau khi ép. Trong khi đó, tiến hành trộn khô luôn lớp thân, tuy nhiên chú ý phải cho ít nước, chỉ để hỗn hợp có độ ẩm vừa đủ. Sau khi hỗn hợp lớp mặt đạt tiêu chuẩn sẽ được cho qua hệ thống máy ép thủy lực với công nghệ ép rung trước. Tiếp đến, đổ hỗn hợp lớp thân vào tiến hành ép tiếp lần 2 để tạo hình và độ cứng cho viên gạch con sâu.
Gạch con sâu loại nhám sau khi ép tạo hình
Viên gạch con sâu loại nhám sau khi được ép tạo hình sẽ được đưa ra phơi bảo dưỡng, được tưới nước liên tục để quá trình thủy hóa của xi măng trong gạch được diễn ra, tạo độ cứng cho gạch. Sau 24 giờ bảo dưỡng, gạch con sâu loại nhám sẽ được đem đi đóng kiện, quấn màng và đưa ra khu vực bãi chứa, bảo dưỡng tiếp tục theo tiêu chuẩn.
Quấn màng, bảo dưỡng gạch con sâu loại nhám
Gạch con sâu loại bóng được sản xuất bằng công nghệ đổ khuôn nhựa, sử dụng cốt liệu là bê tông tươi. Gạch con sâu loại bóng cũng bao gồm 2 lớp là lớp màu bề mặt (bột màu, xi măng trắng, phụ gia) và lớp đế (cát, đá, xi măng, phụ gia tăng cường độ cứng).
Gạch con sâu loại bóng
Đầu tiên, tiến hành đổ lớp màu đã được trộn vào các khuôn nhựa đã được làm sạch, chuẩn bị từ trước. Các khuôn nhựa phải đảm bảo có hình dạng, kích thước giống như theo thiết kế chuẩn của gạch con sâu. Phần lớp màu sau khi được đổ theo tỉ lệ chuẩn vào khuôn nhựa sẽ được đưa qua hệ thống bàn rung để dàn đều nguyên liệu, tạo độ bằng phẳng. Thông thường, lớp màu sẽ đạt tiêu chuẩn sau 60 phút thì sẽ tiến hành đổ bê tông tươi luôn. Không nên đổ sớm quá vì lớp màu và bê tông tươi sẽ bị trộn, phần đá của bê tông sẽ chèn lên phần màu ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gạch. Còn nếu đổ bê tông quá trễ thì phần lớp màu bị đông cứng, gây phân lớp giữa phần màu và phần bê tông tươi, ảnh hưởng đến chất lượng gạch. Sau khi đổ bê tông tươi vào đầy khuôn nhựa thì cho hỗn hợp trên vào máy rung để hỗn hợp được san đều trong khuôn (ít nhất 30 giây).
Sản xuất gạch con sâu loại bóng
Sau đó, khuôn gạch đạt tiêu chuẩn sẽ được xếp lên pallet để đưa ra bảo dưỡng chờ đông cứng trong khoảng 48 giờ. Sau đó, các khuôn gạch con sâu đạt đủ độ cứng sẽ được đưa ra hệ thống máy rung để tách gạch con sâu bóng ra khỏi khuôn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Phần gạch sau khi được tách ra khỏi khuôn sẽ được xếp gọn lên pallet, đóng kiện và quấn màng để giao tới công trình.
Gạch con sâu loại bóng được đóng kiện
=> Gạch con sâu loại nhám có giá thành rẻ, sản xuất nhanh, bề mặt nhám hơn gạch con sâu loại bóng, phù hợp với các công trình cần độ an toàn cao. Gạch con sâu loại bóng có giá cao hơn, sản xuất từ 3-5 ngày, bề mặt bóng đẹp hơn loại gạch con sâu loại nhám nên phù hợp với các công trình cần tính thẩm mỹ, độ chịu lực và độ bền tốt. Tuỳ điều kiện, vị trí, hạng mục công trình mà quý khách hàng nên lựa chọn loại gạch con sâu cho phù hợp.
Ngoài ra, màu sắc gạch con sâu cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý trong đặc điểm của gạch. Hiện nay, đối với loại nhám thì thường có các màu chính là xám, đỏ, vàng, xanh. Về loại gạch con sâu bóng thì ngoài các gam màu giống như loại nhám như xám, đỏ, vàng, xanh thì còn có màu trắng titan giúp công trình thêm đẹp, sang. Gạch con sâu được tạo màu chủ yếu từ nguyên liệu bột màu cao cấp nên có độ bám màu rất tốt, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tác động của con người.
Các màu sắc phổ biến của gạch con sâu
Gạch con sâu có sự khác biệt với các loại gạch lát nền khác ở chỗ gạch con sâu có thể làm được Mac gạch rất cao, lên đến Mac 600. Cụ thể, gạch con sâu dày 6cm có thể đạt được Mac 200-400, gạch con sâu dày 8cm có thể đạt tới Mac 200-500 và gạch con sâu dày 10cm có thể đạt được Mac gạch từ 200-600. Độ dày càng nhiều, Mac gạch càng cao thì khả năng chịu lực của gạch càng lớn, độ bền càng tốt và đảm bảo được tuổi thọ công trình lâu nhất. Gạch con sâu cường độ Mac cao là loại gạch có khả năng chịu lực rất tốt, thường được dùng trong các công trình yêu cầu độ bền và độ chịu lực cao như bãi đỗ xe, vỉa hè công cộng, bến cảng, lối đi nhà máy, xí nghiệp,…
Gạch con sâu Mac cao sử dụng để làm bãi đỗ xe
Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu
Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp
Công Trình Cảng Cát Lái
Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa