Hướng Dẫn Chi Tiết Lát Gạch Vỉa Hè Terrazzo Đúng Kỹ Thuật

Bài viết hướng dẫn lát gạch vỉa hè terrazzo đúng kỹ thuật dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết hết vấn đề hạn chế tối đa tình trạng thừa thiếu nguyên vật liệu, vật tư, nhân công cho công trình trên, hãy cũng tham khảo nhé!  

   Gạch terrazzo tự hào là một trong những sản phẩm nằm trong top những loại gạch được ưa chuộng dùng để lát vỉa hè, sân vườn, trường học, khu vực công cộng, công viên… Loại gạch này ngày càng khẳng định được vị thế của mình nhờ độ bền vượt trội, khả năng thoát nước tốt, giá thành hợp lý,…và đặc biệt là thi công đơn giản, nhanh chóng. Vậy, các bạn đã biết cách lát gạch Terrazzo đúng kỹ thuật cần tuân thủ các nguyên tắc và các bước nào chưa? Làm thế nào để để hạn chế tối đa tình trạng thừa thiếu nguyên vật liệu, vật tư, nhân công cho công trình của mình? Bài viết hướng dẫn lát gạch vỉa hè terrazzo đúng kỹ thuật dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết hết tất cả vấn đề trên, hãy cũng tham khảo nhé!  

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu:

   Về công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lát gạch thì các bạn cần chuẩn bị 2 thành phần chính là gạch terrazzo và dụng cụ lát. Giai đoạn chuẩn bị thường không được chú trọng nhưng thực chất nó rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thi công, chi phí và tuổi thọ của công trình lát gạch.Trước tiên bạn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng để lát gạch lát vỉa hè terrazzo cho khu vực nào, diện tích bao nhiêu, số lượng gạch cần mua, mẫu mã và màu sắc gạch. Bạn có thể chọn lấy gạch terrazzo tại các cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc tại nhà máy sản xuất gạch. Nếu công trình của bạn lớn, cần các giấy tờ hợp quy, có yêu cầu về Mac gạch hay cần mức giá tốt thì nên ưu tiên lấy tại nhà máy sản xuất gạch. Để lựa chọn đơn vị cung cấp gạch hợp lý cho công trình, bạn có thể tham khảo bài viết: Mua Gạch Không Nung Giá Rẻ  Ở Đâu. Sau khi lựa chọn được đơn vị lấy gạch, bạn cần tính toán số lượng gạch mình sẽ sử dụng. Thông thường thì 1m2 gạch terrazzo sẽ sử dụng khoảng 6,25 viên (loại 400x400), 11,1 viên (loại 300x300) và 4 viên (loại 500x500). Bạn chỉ cần lấy chiều dài nhân với chiều rộng của công trình để biết được diện tích, sau đó lấy diện tích đã tính nhân với số gạch/m2 thì sẽ ra được chính xác số lượng gạch terrazzo cần dùng. Ngoài ra, phải nhớ cộng thêm dung sai từ 1-3% cho việc hao mòn. Thêm vào đó, gạch terrazzo là loại gạch có rất nhiều màu sắc, mẫu mã cũng như là Mac gạch nên bạn hãy tham khảo kỹ hoặc liên hệ tư vấn từ các nhân viên bán hàng để lựa chọn được loại gạch tốt nhất cho công trình của mình nhé!

Vật liệu và dụng cụ lát gạch terrazzo

   Sau khi chuẩn bị xong gạch terrazzo, bước tiếp theo bạn cần phải mua cát và xi măng để tạo lớp nền và hồ dầu. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị thêm các dụng cụ như xẻng, bay, thước đo, dây dù, búa cao su,…Đối với các công trình cần lát diện tích lớn thì nên trang bị thêm máy trộn bê tông và máy đầm nền.

Bước 2: Chuẩn bị nền

   Trước khi cán nền, bạn cần đo lường và đánh dấu khu vực cần lát bằng dụng cụ thước đo, dây căng. Đầu tiên, căng dây để lấy cữ viền sân cho vuông góc. Tiếp theo, dùng thước đo đo thật chính xác chiều dài và chiều rộng của khu vực lát, tính toán chi tiết diện tích lát gạch. Điều này giúp xác định đúng số lượng gạch terrazzo và ước tính nguyên vật liệu cần sử dụng.

   Sau khi xác định được khu vực cần lát thì tiến hành dọn dẹp và làm phẳng bề mặt. Cụ thể, bạn cần loại bỏ cỏ dại, rác rưởi và các vật cản khác. Dùng xẻng để san phẳng bề mặt, đảm bảo không còn chỗ lồi lõm. Phần nền dùng để lát gạch rất quan trọng, nó sẽ là nền móng để khi thi công đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Bước chuẩn bị này sẽ quyết định đến kết quả của việc lát gạch terrazzo nhanh hay chậm, đẹp đồng đều hay không. Chính vì vậy các bác thợ trong khâu thi công giai đoạn này nên tiến hành một cách cẩn thận và tỷ mỉ tránh làm nhanh không chuẩn.

Căng dây lấy cữ viền sân cho vuông góc

Bước 3: Tạo lớp nền

   Sau khi chuẩn bị lớp nền thật bằng phẳng và không có vật cản gì, bạn sẽ tiến hành tạo lớp nền bằng cát. Bạn rải một lớp cát mỏng có chiều dày từ 3-5cm, cần sử dụng các dụng cụ thi công cần thiết như là: thước, bàn xoa,… để tiến hành san phẳng nhằm đảm bảo độ chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao. Đối với các công trình có diện tích lớn nên sử dụng máy đầm nền để tiết kiệm thời gian, nhân công, chi phí và có hiệu quả cao hơn. Chú ý, dùng máy đầm hoặc bay cán nền thật kỹ, đảm bảo không bị lún hay lẫn sỏi đá làm ảnh hưởng đến chất lượng nền sau khi hoàn thiện. Căn chỉnh cao độ, độ dốc đi về hướng hố ga hay đường thoát nước.

Lớp nền trước khi lát gạch

   Tiếp theo, trộn xi măng cùng với nước tạo thành một lớp hồ dầu mỏng sau đó tráng lên trên nền cát trước đó. Lưu ý, xi măng sử dụng Mac 50-70 và phải trộn với nước theo tỉ lệ 1:4. Lớp hồ dầu này sẽ tạo sự kết dính giữa nền và gạch terrazzo khi lát. Tuy nhiên, để tạo được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tưới hồ dầu đến đâu thì đặt gạch đến đó. Việc này sẽ giúp hồ dầu ở trạng thái tốt nhất, tránh bị khô quá ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Bước 4: Tiến hành lát gạch:

   Đây là bước quan trọng nhất, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính thầm mỹ của công trình.

   Một mẹo nhỏ giúp cho việc lấy cữ mép ngoài cùng dễ hơn là sử dụng gạch terrazzo để lấy cữ luôn, vì gạch có hình vuông, giúp quá trình lát vừa nhanh vừa hiệu quả trong việc tạo ra góc vuông và đường thẳng. Sau khi tạo góc căng dây thật vuông, tiến hành đặt viên gạch đầu tiên thật chuẩn tại góc. Cứ thế tiếp tục đặt các viên liên tục theo hình dáng lát bạn chọn, hãy nhớ đặt gạch tới đâu thì tưới hồ dầu tới đó. Khi đặt gạch xong, nhớ dùng búa cao su gõ đều lên bề mặt gạch, việc này giúp tạo độ khít giữa các viên gạch với nhau và với nền cát, ngoài ra nó còn để tránh viên gạch khập khiễng phải dỡ ra lát lại. Một lưu ý quan trọng, để công trình đạt đúng kỹ thuật, bạn nhớ chừa khoảng cách giữa các viên gạch từ 2-3cm để tạo đường ron gạch, giúp chế hồ dầu và chà ron dễ hơn sau khi lát. Cứ tiếp tục lát gạch terrazzo theo đường dây và cữ đã căn trước đó cho đến hết khu vực cần lát.

Lát gạch đến đâu dùng búa cao su gõ đến đó

Bước 5: Chèn vữa vào mạch gạch:

   Gạch được lát xuống nền cần đổ thêm một lớp xi măng loãng ở các kẽ gạch để độ chắc chắn là cao nhất. Sau 12 giờ khi lát gạch xong bạn sẽ tiến hành chèn vữa vào các khe hở giữa các viên gạch terrazzo. Đối với các công trình nhỏ, bạn dùng một lon nhựa hoặc vật dụng có miệng nhỏ để rót vào các khe gạch. Lưu ý trong quá trình trát mạch gạch này thì nếu xi măng bị loang lên trên bề mặt gạch thì bạn cần lau sạch nhanh chóng để tránh trình trạng nó bị cứng lại, khó lau chùi hơn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gạch ốp lát vỉa hè.

Bước 6: Hoàn thiện công trình:

   Sau khi chèn vữa xong, tiến hành vệ sinh, lau chùi công trình lát. Bước này rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, tuy nhiên nó ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của công trình. Để làm sạch bề mặt gạch bạn có thể sử dụng bàn chải và nước thông thường để làm sạch bề mặt gạch, loại bỏ hết vữa thừa và các bụi bẩn. Lưu ý: không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng bề mặt gạch. Để gạch terrazzo khô tự nhiên, không sử dụng máy sấy hoặc các thiết bị có nhiệt độ cao. Sau khi làm sạch thì tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo không có viên gạch nào bị lệch hoặc lỏng. Nếu phát hiện sai sót thì cần tiến hành điều chỉnh ngay.

Công trình gạch lát vỉa hè terrazzo

Bước 7: Bảo dưỡng công trình gạch terrazzo

   Tránh đi lại trong 24-48 giờ: Để cho vữa khô hoàn toàn và gạch cố định.

   Kiểm tra định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, kiểm tra bề mặt gạch để phát hiện các vết nứt hoặc chỗ lỏng lẻo. Thực hiện bảo trì kịp thời để đảm bảo bề mặt luôn đẹp và bền.

Kết luận:

   Trên đây là các bước lát gạch vỉa hè terrazzo chuẩn kĩ thuật, hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng có thể nắm được quy trình lát gạch. Nếu cần tư vấn về giá gạch terrazzo, cách lát hay bất kì câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo: 0963.23.23.46 nhé!

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Công Trình Cảng Cát Lái

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa


Tin tức liên quan

Đặc Điểm, Kích Thước Gạch Trồng Cỏ 8 Lỗ
Đặc Điểm, Kích Thước Gạch Trồng Cỏ 8 Lỗ

133 Lượt xem

Gạch trồng cỏ 8 lỗ có kích thước chuẩn cụ thể như sau: Dài 39cm, cao 26cm, dày 8cm, trọng lượng khi khô: 9kg/viên. Trên thị trường hiện nay, gạch trồng cỏ 8 lỗ được chia thành 2 loại là gạch trồng cỏ 8 lỗ loại bóng và gạch trồng cỏ 8 lỗ loại nhám.

KINH NGHIỆM MUA GẠCH CON SÂU
KINH NGHIỆM MUA GẠCH CON SÂU

192 Lượt xem

Gạch con sâu là loại gạch khá dầy, cứng chắc với độ chịu lực Mac 200 thường được lót trên bề mặt đất cát nên khi mua gạch con sâu khách hàng yên tâm thi công và rất dễ thi công và khó bị gẫy vỡ.

ƯU ĐIỂM VÀ LỢI ÍCH CỦA GẠCH BÊ TÔNG TRỒNG CỎ CHO CÁC CÔNG TRÌNH
ƯU ĐIỂM VÀ LỢI ÍCH CỦA GẠCH BÊ TÔNG TRỒNG CỎ CHO CÁC CÔNG TRÌNH

188 Lượt xem

Với gạch bê tông trồng cỏ không chỉ vừa tạo ra thảm cỏ xanh, bền màu còn cho phép các phương tiện di chuyển không bị ảnh hưởng nhiều đến mảng xanh hiện có.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHỌN MUA GẠCH CON SÂU
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHỌN MUA GẠCH CON SÂU

173 Lượt xem

Bài viết tổng hợp những thắc mắc thường gặp của mọi người khi mua gạch con sâu tại Gạch Thái Châu.

Thành phần và ưu điểm của Gạch bê tông nhẹ
Thành phần và ưu điểm của Gạch bê tông nhẹ

183 Lượt xem

Gạch bê tông nhẹ có cấu trúc thông thoáng có thể tự khuếch tán hơi nước để giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề nấm mốc khi ở điều kiện thời tiết nắng nóng

Giá gạch không nung bao nhiêu đảm bảo cách âm, cách nhiệt vượt trội?
Giá gạch không nung bao nhiêu đảm bảo cách âm, cách nhiệt vượt trội?

182 Lượt xem

Mời bạn cùng đọc ngay bài này để biết giá gạch không nung ở đâu tốt nhất? Nên tìm tới địa chỉ nào để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Những chia sẻ mà chúng tôi nói tới dưới bài viết này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu!


Đã thêm vào giỏ hàng