TƯỜNG CHỊU LỰC LÀ GÌ CÓ NÊN XÂY TƯỜNG CHỊU LỰC

Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực có những ưu nhược điểm như thế nào? Có nên xây tường chịu lực hay không?

  Tường chịu lực là một khái niệm không mới trong xây dựng nhưng vẫn còn rất lạ lẫm tại Việt Nam vì đa số các công trình nhà dân dụng đều sử dụng hệ đà, dầm, cột làm kết cấu chịu lực chính cho công trình. Vậy tường chịu lực là gì và có những ưu điểm gì?

 Trong bộ môn lịch sử kiến trúc nhấn mạnh rằng việc sử dụng kết cấu khung chịu lực tách ra khỏi các vách ngăn là một tiến bộ của kiến trúc hiện đại với  tính ưu việt không cần bàn cãi: đơn giản hóa việc thiết kế và  tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm trọng lượng công trình, dễ dàng môđun hóa, hỗ trợ phát triển kiến trúc lắp ghép,  tăng tính linh hoạt trong bố trí không gian do các vách tường có thể để thiết kế tùy ý mà không ảnh hưởng tính kết cấu chịu lực, …

CÔNG TRÌNH TƯỜNG CHỊU LỰC

Tuy nhiên bên cạnh đó kết cấu khung chịu lực vẫn có những hạn chế nhất định:  thời gian thi công kéo dài với nhiều công đoạn, nếu xây dựng các tường ngăn mỏng nhẹ thì thì sẽ không thể cách âm cách nhiệt, ngược lại nếu chọn xây tường ngăn dày từ 18 đến 20 cm thì chúng trở thành gánh nặng cho hệ kết cấu mà không tham gia chịu lực gây nên lãng phí và làm mất đi ưu điểm vốn có của hệ khung chịu lực.

   1. Tường chịu lực là gì?

   Tường chịu lực có thể được hiểu đơn giản là tường chịu tải trọng của chính bản thân nó và tải trọng của các bộ phận khác trong kết cấu của ngôi nhà.

   Về tổng thể tường chịu lực kém hơn kết cấu khung chịu lực. Do đó, kết cấu tường chịu lực chỉ thích hợp cho những công trình dân dụng có số tầng không quá 5, không gian nhỏ B<4m (chiều rộng), L<5m (chiều dài).

Với nhà nhiều tầng, bề dày của tường sẽ giảm dần từ dưới lên trên, tầng trệt sẽ là tường chịu lực dày 20 cm, tầng trên cùng sẽ là tường bao dày 8 đến 10 cm

   2. Phân loại tường chịu lực và ưu nhược điểm của tường chịu lực

   Dựa trên loại gạch sử dụng:

             •  Tường chịu lực xây bằng gạch nung.

             •  Tường chịu lực xây bằng gạch không nung.

   Dựa theo sự làm việc của tường mà ta chia thành các loại như sau:

             • Tường ngang chịu lực.

             • Tường dọc chịu lực.    

             • Kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực.

CÁC LOẠI TƯỜNG CHỊU LỰC

   Tường ngang chịu lực: là tường chịu lực được bố trí theo phương ngang của nhà. Nhà có kết cấu tường ngang chịu lực thường được áp dụng cho các nhà có phòng đều và chiều rộng nhỏ.

   Ưu điểm:

             + Độ cứng ngang của công trình lớn.

             + Kết cấu được tối giản.

             + Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm rất tốt.

             + Chống gió bão khá tốt.

             + Vì tường dọc chỉ bao che nên có thể mở của sổ lớn để thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt, dễ bố trí ban công, lô gia.  

   Nhược điểm:

             + Gặp khá nhiều hạn chế trong bố trí mặt bằng, các phòng và các tầng thường bố trí bằng nhau.

             + Phần tường ngang chịu lực khá dày và tốn nhiều vật liệu cho tường tăng tải trọng công trình dẫn đến tăng chi phí phần móng.

   Tường dọc chịu lực: là tường chịu lực được bố trí theo phương dọc của nhà. Với nhà có kết cấu tường ngang chịu lực thì phải có các giải pháp tăng cường độ cứng ngang của kết cấu bằng: bổ sung trụ, bố trí thêm tường ngang dày, tận dụng tường cầu thang, ...

Ưu điểm:

             + Tiết kiệm vật liệu hơn hai loại còn lại, tăng diện tích thông thủy và giảm tải trọng cho móng.

             + Bố trí mặt bằng cũng linh hoạt hơn.

             + Cách nhiệt tốt nhờ tường dọc dày, giúp cho không khí trong nhà đông ấm, hè mát.

Khuyết điểm:

             +Tường ngăn giữa các phòng khá mỏng nên cách âm không tốt.

             + Không tận dụng được tường ngang có tác dụng tường thu hồi, do đó phải dùng vì kèo, bán kèo hay dầm nghiêng.

             + Thông gió và chiếu sáng kém do tường dọc chịu lực nên hạn chế trong việc mở cửa sổ.

HÌNH ẢNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TƯỜNG CHỊU LỰC

⇒ Do những khuyết điểm cố hữu khi chỉ sử dụng tường ngang hoặc tường dọc chịu lực nên ta chọn giải pháp kết hợp cả hai phương pháp, bố trí tường chịu lực theo cả 2 phương dựa trên đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà để có thể mang đến hiệu quả chịu lực tốt, linh hoạt trong bố trí mặt bằng, cách âm và cách nhiệt tốt, tiết kiệm vật liệu xây dựng cho phần móng và phần tường, chống gió bão, tạo sự thoáng khí và tận dụng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.

Thông thường phía đầu gió được thiết kế tường ngang chịu lực, tường dọc chịu lực phía cuối hướng gió.

Để đảm bảo tính an toàn sau thời gian dài sử dụng cần hiểu rõ về kết cấu tường chịu lực để hạn chế những khuyết điểm và sai sót đồng thời có giải pháp phù hợp khi cải tạo, sửa chữa.

Từ những ưu, nhược điểm trên ta thấy việc có nên xây tường chịu lực hay không còn cần được cân nhắc kỹ về mặt nhu cầu và lợi ích của công trình khi đưa vào sử dụng. Với thói quen xây dựng nhà có kết cấu chịu lực là hệ khung bê tông cốt thép thì việc xây tường chịu lực cần phải tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và chuyện môn, tránh trường hợp rủi ro gặp phải khi thi công công trình.

GẠCH KHÔNG NUNG THÁI CHÂU

Thái Châu sản xuất và phân phối gạch không nung phụ vụ cho các hạng mục tường bao, tường chịu lực, tường rào, …. với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất tại khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Tây Ninh,...

CATALOG GẠCH BLOCK THÁI CHÂU

CATALOG GẠCH TỰ CHÈN THÁI CHÂU

CATALOG GẠCH VỈA HÈ THÁI CHÂU

***CÁC LOẠI KÍCH THƯỚC GẠCH BLOCK PHỔ BIẾN***

►Xem thêm về sản phẩm Gạch Block Thái Châu:

 Các loại kích thước gạch THÁI CHÂU

►►§ BẢNG GIÁ GẠCH BLOCK THÁI CHÂU

 Gạch Không Nung

 Gạch Vỉa Hè

 Gạch Tự Chèn

GẠCH BLOCK- GẠCH KHÔNG NUNG THÁI CHÂU

GỌI NGAY=> 0938 318 469

Để được tư vấn và cung cấp GẠCH BLOCK với GIÁ RẺ NHẤT

Chuyên sản xuất, cung cấp GẠCH BLOCK, GẠCH KHÔNG NUNG, GẠCH VỈA HÈ

tại TPHCM, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, CÁC TỈNH MIỀN NAM...

 

 VP: Lã Xuân Oai, Trường Thạnh, TP. Thủ Đức (Q9 cũ), TP.HCM

 Nhà máy: Đường Tỉnh 768 (KDL Bửu Long đi vào), Ấp Bình Thạch, X.Bình Hòa, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai

 Email                 : gachblockthaichau@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Thành phần và ưu điểm của Gạch bê tông nhẹ
Thành phần và ưu điểm của Gạch bê tông nhẹ

86 Lượt xem

Gạch bê tông nhẹ có cấu trúc thông thoáng có thể tự khuếch tán hơi nước để giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề nấm mốc khi ở điều kiện thời tiết nắng nóng

Hướng Dẫn Lát Gạch Con Sâu Chuẩn Kỹ Thuật
Hướng Dẫn Lát Gạch Con Sâu Chuẩn Kỹ Thuật

61 Lượt xem

Gạch Thái Châu xin gửi tới khách hàng bài viết Hướng Dẫn Lát Gạch Con Sâu Chuẩn Kỹ Thuật dưới đây, bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ các bước lát gạch con sâu và áp dụng đúng các kỹ thuật lát gạch con sâu cho công trình của mình.

Cùng khám phá về quy trình sản xuất và ứng dụng của gạch lát vỉa hè terrazzo
Cùng khám phá về quy trình sản xuất và ứng dụng của gạch lát vỉa hè terrazzo

115 Lượt xem

So với các loại gạch vỉa hè khác, gạch lát vỉa hè terrazzo được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn cả nhờ những ưu điểm như: chống trơn tốt, bền màu, nhiều màu sắc...

BÓ VỈA LÀ GÌ NÊN LỰA CHỌN BÓ VỈA NHƯ THẾ NÀO?
BÓ VỈA LÀ GÌ NÊN LỰA CHỌN BÓ VỈA NHƯ THẾ NÀO?

117 Lượt xem

Chất lượng của vỉa hè bị ảnh hưởng khá nhiều từ bó vỉa. Vậy bó vỉa là gì? Nên lựa chọn thi công bó vỉa như thế nào?

Bó vỉa là một phần vô cùng quen thuộc trong các công trình giao thông, tuy nhiên chưa hẳn ai cũng biết rõ về cấu tạo, chức năng và phân loại của bó vỉa. Bài viết mang đến kiến thức tổng quan nhất về các loại bó vỉa thông dụng tại Việt Nam, cách chọn loại bó vỉa phù hợp và ảnh hưởng của bó vỉa đến chất lượng của vỉa hè.

Báo giá gạch con sâu cạnh tranh nhất
Báo giá gạch con sâu cạnh tranh nhất

80 Lượt xem

Tìm được nơi có giá gạch con sâu cạnh tranh sẽ giúp quý vị tiết kiệm đáng kể chi phí. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng để tránh tình trạng mua nhầm vật liệu kém chất lượng. Vô hình chung điều này khiến giá thành phải chăng không giúp chúng ta bớt tiền đầu tư như mong đợi.

VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG, NHIỀU ƯU ĐIỂM SAO VẪN ÍT ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN?
VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG, NHIỀU ƯU ĐIỂM SAO VẪN ÍT ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN?

113 Lượt xem

 Dù được đánh giá là có nhiều ưu điểm và được Chính phủ, Bộ xây dựng ban hành nhiều chính sách khuyến khích, nhưng đến nay, tỷ lệ các công trình sử dụng loại vật liệu xây dựng gạch không nung vẫn ở mức khiêm tốn. Đâu là lý do khiến loại vật liệu này bị “ghẻ lạnh”?


Đã thêm vào giỏ hàng