Tại Sao Mọi Công Trình Đều Thích Sử Dụng Gạch Bê Tông Tự Chèn

Các công trình từ dân dụng đến có nguồn vốn từ nhà nước đều ưu tiên sử dụng gạch bê tông tự chèn vì rất nhiều lý do khác nhau. Để tìm hiểu lý do vì sao mọi công trình đều thích sử dụng gạch bê tông tự chèn, hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

   Hiện nay, không khó để bắt gặp các công trình sử dụng các loại gạch lát nền như gạch con sâu, gạch chữ I, gạch chữ nhật, gạch lục giác, gạch chìa khoá,…trên các tuyến đường vỉa hè, sân chơi, công viên, lối đi sân vườn, tiền sảnh,…Tất cả các kích thước, hình dáng gạch kể trên đều thuộc loại gạch bê tông tự chèn. Các công trình từ dân dụng đến có nguồn vốn từ nhà nước đều ưu tiên sử dụng gạch bê tông tự chèn vì rất nhiều lý do khác nhau. Để tìm hiểu lý do vì sao mọi công trình đều thích sử dụng gạch bê tông tự chèn, hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Đa Dạng Mẫu Mã, Hình Dáng:

   Gạch bê tông tự chèn không chỉ đáp ứng nhu cầu về công năng mà còn bắt kịp xu hướng thiết kế hiện đại. Dòng gạch bê tông tự chèn có hình dáng rất đa dạng, một số loại nổi bật là: gạch con sâu, gạch chữ nhật, gạch chữ I, gạch chiều khoá, gạch lục giác, gạch hình vuông,…

Các mẫu gạch thông dụng của gạch bê tông tự chèn

   Không chỉ có hình dáng đa dạng, gạch bê tông tự chèn còn có 2 loại bề mặt chính là gạch bê tông tự chèn loại nhám và gạch bê tông tự chèn loại bóng. Loại nhám thì phù hợp với các công trình cần độ an toàn cao, bề mặt nhám giúp tránh trơn trượt, tránh để lại rêu mốc. Loại bóng thì phù hợp với các công trình cần tính thẩm mỹ cao, bề mặt bóng giúp công trình lát trông đẹp hơn.

Gạch bê tông tự chèn loại bóng và loại nhám

Độ Dày Cao:

   Khác với loại gạch terrazzo hay gạch trồng cỏ chỉ có một loại chiều dày thì gạch bê tông tự chèn có thể làm được nhiều độ dày đa dạng như dày 6cm, dày 8cm và dày 10cm. Đối với các công trình thường xuyên chịu tải trọng nặng, có mật độ đi lại đông thì rất nên ưu tiên sử dụng gạch bê tông tự chèn dày 8cm và 10cm. Độ dày lớn sẽ giúp tăng cường khả năng chịu lực của gạch, chống biến dạng và nứt vỡ dưới tác động của tải trọng lớn, của môi trường thời tiết. Thêm vào đó, độ dày của gạch bê tông tự chèn cao giúp phân tán đều áp lực lên nền đất, giảm thiểu tình trạng lún, nứt nền. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những công trình xây dựng trên nền đất yếu hoặc không ổn định. Đây là một trong những lý do quan trọng mà ngày càng có nhiều công trình thích sử dụng gạch bê tông tự chèn.

Các chiều dày thông dụng của gạch bê tông tự chèn

Màu Sắc Đa Dạng, Độ Bền Màu Cao:

   Màu sắc của gạch bê tông tự chèn rất đa dạng, một số màu sắc thông dụng của dòng gạch này là: màu đỏ, xanh, vàng, xám, đen, trắng titan. Những tone màu cơ bản này vừa phù hợp với công trình cổ điển vừa phù hợp với xu hướng xây dựng hiện đại, đáp ứng được nhiều kiểu kiến trúc của công trình.

Hơn thế nữa, màu sắc của gạch bê tông tự chèn rất bền, có thể gọi là bền nhất trong các loại gạch lát vỉa hè. Lý do là vì màu của gạch được tạo thành từ nguyên liệu bột màu cao cấp, có độ dày tới 3-5mm nên rất khó phai. Điều này đặc biệt quan trọng trong những công trình lát nền ở ngoài trời, thường xuyên chịu ma sát, ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết nắng mưa.

Những màu sắc thông dụng của gạch bê tông tự chèn

Dễ Dàng Thi Công, Bảo Trì:

   Tất cả các loại gạch bê tông tự chèn khi lát nền không cần phải sử dụng hồ vữa, bạn chỉ cần lu lèn nền tạo mặt phẳng, đổ lớp cát dày khoảng 1cm lên nền và cứ thế lát gạch xuống nền cát. Các cạnh của gạch bê tông tự chèn khi lát cạnh nhau, dùng búa cao su gõ khít vào nhau sẽ tự khoá lại, liên kết lại tạo thành một công trình lát nền vững chắc. Nhờ lát trên nền cát nên quá trình thi công sẽ rất nhanh, nếu lát sai thì có thể dễ dàng nhấc lên lát lại. Và cũng nhờ đặc điểm không sử dụng hồ để lát mà các loại gạch thuộc dòng gạch bê tông tự chèn đều dễ bảo trì, sửa chữa. Nếu công trình gạch bị hư hại tại 1 vị trí cục bộ thì chỉ cần nhấc gạch ở vị trí đó lên thay thế mà không cần ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Tính năng đặc biệt này chỉ có gạch bê tông tự chèn mới có, các loại gạch lát khác đều cần sử dụng hồ dầu, vữa để lát.

Gạch bê tông tự chèn được lát trên nền cát

Khả Năng Thoát Nước, Chống Rêu Mốc Tốt:

   Gạch bê tông tự chèn có khả năng thoát nước tốt là nhờ phần tiếp giáp giữa các viên gạch tạo thành khe rãnh, giúp nước mưa khi chảy xuống dễ thoát hơn. Cộng thêm việc lát trên nền cát nên khi nước mưa chảy xuống nền cát sẽ thấm rất nhanh. Và cũng nhờ thoát nước nhanh nên bề mặt của gạch bê tông tự chèn luôn khô thoáng, không để lại rêu mốc trên bề mặt gạch, tránh trơn trượt. Khả năng thoát nước của gạch rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người sử dụng nên được các chủ công trình rất chú ý khi lựa chọn gạch bê tông tự chèn.

Gạch bê tông tự chèn thoát nước tốt

Vệ Sinh Nhanh Chóng, Dễ Dàng:

    Gạch bê tông tự chèn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ bền vững cho công trình nhờ đặc điểm dễ dàng vệ sinh. Nhờ cấu tạo có bề mặt nhẵn, thoát nước nhanh nên bụi bẩn và rong rêu khó bám dính. Việc làm sạch gạch chỉ đơn giản là dùng nước và chổi để quét sạch là xong. Khả năng chống bám bẩn này giúp gạch bê tông tự chèn luôn sáng bóng, bền đẹp theo thời gian, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho người sử dụng.

Thân Thiện Với Môi Trường, Được Chính Phủ Khuyến Khích Sử Dụng:

   Gạch bê tông tự chèn thuộc dòng gạch không nung, quá trình sản xuất không sử dụng đất sét, không trải qua nung đốt nên rất thân thiện với môi trường. Theo Thông tư số 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung. Nhờ sự quyết liệt này mà gạch bê tông tự chèn đang ngày càng có chỗ đứng nhất định trong thị trường vật liệu xây dựng.

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Làm Thế Nào Để Xây Tường Rào Bằng Gạch Block Sao Cho Chuẩn Kỹ Thuật

Làm Thế Nào Để Xây Tường Rào Bằng Gạch Block Sao Cho Chuẩn Kỹ Thuật

Công Trình Cảng Cát Lái

Làm Thế Nào Để Xây Tường Rào Bằng Gạch Block Sao Cho Chuẩn Kỹ Thuật

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa

Làm Thế Nào Để Xây Tường Rào Bằng Gạch Block Sao Cho Chuẩn Kỹ Thuật

Làm Thế Nào Để Xây Tường Rào Bằng Gạch Block Sao Cho Chuẩn Kỹ Thuật


Tin tức liên quan

Quy trình sản xuất gạch terrazzo từ A đến Z
Quy trình sản xuất gạch terrazzo từ A đến Z

678 Lượt xem

Đằng sau những viên gạch terrazzo bóng đẹp là một quy trình sản xuất như thế nào? Hãy cùng Gạch Thái Châu khám phá cận cảnh chi tiết quy trình sản xuất gạch terrazzo để hiểu rõ hơn về loại vật liệu xây dựng độc đáo này nhé!

SỬ DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG TRỞ THÀNH XU HƯỚNG MỚI
SỬ DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG TRỞ THÀNH XU HƯỚNG MỚI

242 Lượt xem

Nguyên nhân chính khiến gạch không nung tiêu thụ chậm là do người dân vẫn chưa quen với việc sử dụng loại vật liệu này để xây dựng các công trình dân dụng.

CÁC ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI SỬ DỤNG GẠCH LÁT VỈA HÈ TERRAZZO
CÁC ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI SỬ DỤNG GẠCH LÁT VỈA HÈ TERRAZZO

232 Lượt xem

Gạch lát vỉa hè terrazzo không chỉ có một kiểu, một hình dáng hay một kích cỡ. Bạn có hàng trăm mẫu mã để lựa chọn cho công trình của mình một cách ưng ý nhất.

CÁCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GẠCH CON SÂU KHI MUA
CÁCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GẠCH CON SÂU KHI MUA

202 Lượt xem

Bài viết chia sẻ các yếu tố cần lưu ý để chủ đầu tư, các nhà thầu và người tiêu dùng có thể kiểm soát chất lượng gạch con sâu khi mua.

GẠCH KHÔNG NUNG LÀ GÌ?
GẠCH KHÔNG NUNG LÀ GÌ?

195 Lượt xem

Gạch không nung là những loại gạch được sản xuất, tạo thành bằng các biện pháp không qua sử dụng nhiệt độ để tăng cường về độ cứng hay các chỉ tiêu cơ học khác thường được gọi là gạch block, gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ, gạch chưng áp...

Ưu và nhược điểm của gạch không nung
Ưu và nhược điểm của gạch không nung

274 Lượt xem

Trong ngành nghề xây dựng hiện nay, gạch không nung đang ngày càng chiếm ưu thế, so với gạch đất nung vì nó có ưu điểm vượt trội hơn hẳn


Đã thêm vào giỏ hàng