Tại Sao Gạch Không Nung Đang Được Sử Dụng Ngày Càng Nhiều

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lý do tại sao mà gạch không nung được tin dùng sử dụng ngày càng nhiều.

   Tại thị trường xây dựng Việt Nam, nhiều loại vật liệu xanh đã phát triển tương đối nhanh trong thời gian gần đây, điển hình như: gạch không nung, xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường, xi măng xanh… Tuy nhiên, gạch không nung là loại vật liệu đạt nhiều thành công nhất trong những năm gần đây, được sử dụng ngày càng nhiều, được dự đoán sẽ chiếm lĩnh thị trường gạch xây của Việt Nam trong thời gian tới. Sự gia tăng này không chỉ nhờ những lợi ích vượt trội mà loại gạch này mang lại, mà còn phản ánh xu hướng phát triển bền vững trong xây dựng hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lý do tại sao mà gạch không nung được tin dùng sử dụng ngày càng nhiều.

   Phân Loại Gạch Không Nung:

   Trong xây dựng hiện nay, gạch không nung đang ngày càng chiếm ưu thế hơn so với gạch đất nung, đặc biệt là ở các dự án có nguồn vốn từ nhà nước. Hiện nay, ở nước ta có 4 loại gạch xây không nung chính là gạch bê tông bọt, bê tông khí chưng áp (gạch AAC), gạch xi măng cốt liệu và gạch không nung tự nhiên (gạch papanh). Trong đó, phổ biến nhất là gạch xi măng cốt liệu hay còn gọi là gạch block, là loại gạch không nung có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Vậy, điều gì khiến những loại gạch không nung này được ưa chuộng, ngày càng được tin dùng phổ biến như vậy, hãy cùng Gạch Thái Châu giải đáp ngay sau đây nhé!

Các Loại Gạch Không Nung Thông Dụng

Đáp Ứng Tiêu Chuẩn Xây Dựng Hiện Đại

   Gạch không nung đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong xây dựng hiện đại như cường độ chịu lực tốt, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước tốt, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo.  Cụ thể, gạch không nung có cường độ chịu lực cao(> 80kg/m3), tỉ trọng lớn (1900kg/m3), với gạch có kết cấu lỗ thì tỉ trọng <1800kg/m3, thành gạch dày đảm bảo kết cấu vững chắc, độ bền cho công trình, đặc biệt là với những công trình cao tầng. Hơn thế nữa, đối với những công trình có yêu cầu cao về khả năng chống thấm nước thì gạch không nung hoàn toàn có thể đáp ứng được, chỉ số chống thấm nước của gạch là từ 5% - 7%, thấp hơn nhiều so với gạch nung truyền thống. Bên cạnh đó, nhờ các lỗ rỗng nên gạch không nung còn có khả năng chống nóng và cách nhiệt cho công trình tốt, được khuyến khích sử dụng để thay thế cho loại vật liệu nung truyền thống.

Các chỉ số chất lượng của gạch không nung Thái Châu

Đa dạng chủng loại, kích thước, màu sắc

   Gạch không nung dù chỉ mới phổ biến tại Việt Nam những năm gần đây nhưng lại sở hữu rất nhiều chủng loại với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Ngoài những kích thước phổ biến như 9x19x39, 19x19x39, 30x30,…gạch không nung còn có những kích thước giống hệt gạch tuynel, thay cho gạch nung truyền thống như gạch 4 lỗ 8x8x18, gạch đặc,..Lý do gạch có thể sản xuất đa dạng chủng loại là vì các nguyên vật liệu để sản xuất gạch không nung khá đa dạng và phong phú, đều có sẵn trong tự nhiên như mạt đá, cát vàng, phế thải công nghiệp,…tạo ra các sản phẩm gạch block, gạch bông, gạch men,…rất đa dạng. Thêm vào đó, nhờ được sản xuất bằng công nghệ cao nên gạch rất dễ dàng tạo ra nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, đáp ứng nhu cầu xây dựng của thị trường. Không chỉ có đơn thuần màu xám, các sản phẩm gạch không nung để lát nền, trang trí có rất nhiều màu sắc nổi bật như đỏ, xanh, vàng, trắng titan,…đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ của các công trình khác nhau.

Gạch không nung đa dạng chủng loại

Vật liệu xanh, thân thiện với môi trường

   Loại gạch này được cấu thành bởi xi măng, mạt đá và một số loại phế thải công – nông nghiệp, do đó rất thân thiện với môi trường, việc sản xuất không dựa trên việc khai thác đất sét tràn lan như là gạch đất nung. Trong quá trình tạo hình, gạch không nung không phải thông qua quá trình nung trong lò tạo ra khói thải nên không gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Nếu sử dụng gạch nung, mỗi năm chúng ta phải khai thác 50 triệu m3 đất sét (tương đương 2.500 ha đất khai thác ở độ sâu 2m) cùng 5 triệu tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn khí CO2. Còn sử dụng gạch không nung thì không cần phải khai thác đất sét, than và đặc biệt không thải ra khí thải trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, gạch không nung còn giúp xử lý một lượng lớn tro xỉ, thạch cao, phế phẩm công nghiệp,… Đó cũng chính là lý do vì sao hiện nay, gạch không nung đang được Chính Phủ và Bộ xây dựng khuyến khích sử dụng.

Quá trình sản xuất gạch không nung

Đem lại hiệu quả kinh tế

   Gạch không nung được tạo hình bằng hệ thống máy móc chất lượng cao nên cường độ kháng nén cực cao, bề mặt nhẵn, kích thước lớn, do đó sẽ sử dụng vữa để xây, trát rất ít nên tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành công trình xây dựng. Đặc biệt, gạch có độ bền tốt, độ cứng cao, bảo vệ tối ưu công trình bởi những tác động của thời tiết, mang lại tuổi thọ công trình cao, hiệu quả kinh tế lâu dài. Gạch không nung  có độ cứng rất cao nên trong quá trình vận chuyển và thi công rất ít khi bị bể, nứt, vỡ nên tiết kiệm được kha khá chi phí hao hụt cho công trình. Nhờ được sản xuất hoàn toàn tự động hóa nên đảm bảo mỗi viên gạch đều có kích thước chuẩn xác giúp người thợ xây nhanh hơn, tăng năng suất lao động lên 3-6 lần so với loại gạch đất sét nung. Dù sản phẩm gạch không nung được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhưng giá thành lại không hề đắt hơn gạch nung truyền thống như mọi người vẫn nghĩ. Một viên gạch không nung bê tông khí chưng áp có thể tích tương đương với 12 viên gạch đỏ truyền thống. Bề mặt gạch không nung bằng phẳng, không gồ ghề nên dễ dàng cho việc tạo rãnh và khoan lỗ làm đường điện, đường nước cũng như chát tường và sơn bả tường nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm nhân công cho công trình.

Công trình tường gạch không nung không trát

Tính ứng dụng cao

   Gạch không nung cũng rất đa dạng mẫu mã, chủng loại như Gạch bê tông xi măng cốt liệu, bê tông khí chưng áp, bê tông bọt, gạch silicat… nên phù hợp với nhiều công trình, loại hình xây dựng khác nhau. Gạch không nung đa dạng công năng, có mặt trong các công trình dân dụng đến các công trình có nguồn vốn từ nhà nước. Gạch được ứng dụng để xây tường các loại kích thước khác nhau, dùng trong các hạng mục lát nền, dùng làm vách ngăn và vách tiêu âm, dùng để decor trang trí, xây hầm móng,…Không dừng ở đó, hiện nay gạch không nung ngày càng được nghiên cứu và thiết kế ra thành nhiều loại để phù hợp với mục đích sử dụng của người tiêu dùng như: gạch siêu nhẹ xây tường, lát nền, kề đê, trang trí…

Gạch không nung dùng để trang trí

Linh hoạt trong sản xuất

   Đối với các công trình có yêu cầu đặc biệt về chủng loại gạch, kích thước, mac gạch, độ mịn, màu sắc thì gạch không nung đều có thể đáp ứng được. Mỗi vị trí công trình khác nhau thì cần những kích thước gạch riêng, với các loại gạch truyền thống thì việc thay đổi kích thước gạch rất khó khăn, tuy nhiên gạch không nung nhờ được sản xuất bằng hệ thống máy móc tự động nên việc thay đổi kích thước rất dễ dàng, chỉ cần báo bộ phận thiết kế khuôn gạch như khách hàng yêu cầu là sản xuất được. Ngoài ra, với những vị trí yêu cầu cường độ chịu lực cao thì gạch không nung hoàn toàn đáp ứng được, chỉ cần thay đổi tỉ lệ phối trộn nguyên liệu là gạch có thể đạt cường độ cao như yêu cầu của công trình. Màu sắc của gạch không nung được tạo ra bằng cách sử dụng bột màu cao cấp, vì vậy gạch dễ dàng lên được màu đẹp, bền màu theo đúng tiêu chuẩn.

Được chính phủ ủng hộ

   Ngày 23-12-2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 2171/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030. Mục tiêu chung của chương trình này là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng VLXDKN để thay thế gạch đất sét nung. Theo thống kê,  để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung phải tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75ha đất khai thác ở độ sâu 2m cùng 150.000 tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO2. Trong khi đó, quỹ đất của nước ta đang cạn kiệt, không thể hy sinh đất nông nghiệp quá nhiều để sản xuất gạch nung. Chính vì vậy, việc sử dụng gạch không nung sẽ giải quyết triệt để tình trạng trên. Chính phủ khuyến khích sử dụng gạch không nung không chỉ vì tính nhân văn của môi trường mà còn vì đây là loại gạch vừa có giá thành hợp lý với người dân, vừa đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xây dựng.

Chính phủ khuyến khích sử dụng gạch không nung

Tỷ lệ sử dụng Gạch không nung trong công trình xây dựng giai đoạn đến năm 2025 cụ thể như sau:

Đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, tỷ lệ sử dụng Gạch không nung so với tổng lượng vật liệu xây tại Thành phố Hà Nội và TP.HCM tối thiểu 90%.

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Trung du và miền núi phía bắc, các tỉnh Đông Nam bộ: tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 80%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%.

Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70% (trừ thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ sử dụng tối thiểu 80%), tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%.

Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây, trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.

Trong giai đoạn đoạn đến năm 2030, đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, sử dụng 100% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây.

Kết Luận:

   Hàng loạt các ưu điểm trên chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi tại sao gạch không nung lại đang được sử dụng ngày càng nhiều. Việc đưa vào sử dụng vật liệu Gạch không nung thay thế dần vật liệu xây truyền thống như gạch nung là cả một quá trình lâu dài và đầy gian nan. Nếu phổ cập kiến thức cho người dân, đặc biệt là các chủ thầu, chủ công trình thì việc sử dụng 100% gạch không nung trong các dự án xây dựng sẽ ngày càng được đẩy nhanh.

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Công Trình Cảng Cát Lái

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa


Tin tức liên quan

Đặc Điểm Kích Thước Gạch Xi Măng Đầy Đủ Nhất
Đặc Điểm Kích Thước Gạch Xi Măng Đầy Đủ Nhất

34 Lượt xem

Trên thị trường có rất nhiều loại gạch xi măng với đa dạng kích thước, hình dáng khác nhau, nhưng nhìn chung gạch xi măng được chia thành 2 loại dựa trên công dụng là gạch xi măng dùng để xây tường và gạch xi măng dùng để lát nền. Gạch xi măng xây tường có 2 loại là gạch block và gạch không nung. Gạch xi măng lát nền được chia làm 2 loại là gạch terrazzo và gạch tự chèn. 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH VỈA HÈ TERRAZZO NHƯ THẾ NÀO?
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH VỈA HÈ TERRAZZO NHƯ THẾ NÀO?

138 Lượt xem

Gạch vỉa hè Terrazzo là sản phẩm gạch không nung dùng để lát vỉa hè, sân vườn. Do gạch vỉa hè terrazzo sở hữu nhiều đặc tính khác biệt với gạch nung.

Đặc Điểm Kích Thước Gạch Chữ Nhật Chính Xác Nhất
Đặc Điểm Kích Thước Gạch Chữ Nhật Chính Xác Nhất

31 Lượt xem

Gạch chữ nhật có kích thước phổ biến là dài 200mm, rộng 100mm và dày 6cm. Thông thường, 1 viên gạch chữ nhật dày 6cm có trọng lượng khoảng 2.5kg. Định mức của gạch là 50 viên/m2, tính ra thì 1m2 gạch chữ nhật chỉ nặng khoảng 125kg.

Xu thế sử dụng Gạch Block Không Nung trong công trình xây dựng tại Việt Nam
Xu thế sử dụng Gạch Block Không Nung trong công trình xây dựng tại Việt Nam

151 Lượt xem

Gạch block không nung được làm từ một loại hỗn hợp vữa lấy xi măng làm chất kết dính, cốt liệu và nước. Hỗn hợp này được đóng khuôn và bảo dưỡng, sau đó viên gạch có thể đem sử dụng.

Tại Sao Gạch Terrazzo 300x300 Được Sử Dụng Ngày Càng Nhiều?
Tại Sao Gạch Terrazzo 300x300 Được Sử Dụng Ngày Càng Nhiều?

16 Lượt xem

Tại sao gạch terrazzo 300x300 lại được tin dùng ngày càng nhiều như vậy, ưu điểm nổi bật của dòng gạch này là gì, giá gạch hiện nay là bao nhiêu và chúng ta có nên sử dụng gạch terrazzo 300x300 cho công trình của mình hay không? Hãy cùng giải đáp ngay trong bài viết này nhé!

Cách Lát Gạch Con Sâu Nhanh Đẹp
Cách Lát Gạch Con Sâu Nhanh Đẹp

70 Lượt xem

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách lát gạch con sâu nhanh đẹp nhất, tìm hiểu các bước lát gạch con sâu theo chuẩn chuyên gia, từ các mẹo chuẩn bị bề mặt, lựa chọn vật liệu cho đến kỹ thuật thi công chính xác.


Đã thêm vào giỏ hàng