Làm Thế Nào Để Xây Tường Rào Bằng Gạch Block Sao Cho Chuẩn Kỹ Thuật

Xây tường rào bằng gạch block sao cho chuẩn kỹ thuật, liệu cách xây gạch block có giống như gạch nung truyền thống không, trong quá trình xây tường bằng gạch block cần lưu ý những gì để tường xây không bị nứt, quy trình xây tường bằng gạch block bao gồm những bước gì. Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

   Với xu hướng người tiêu dùng thích sử dụng vật liệu xanh đang phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều công trình sử dụng gạch block, đặc biệt là trong hạng mục xây tường rào. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết xây tường rào bằng gạch block sao cho chuẩn kỹ thuật, liệu cách xây gạch block có giống như gạch nung truyền thống không, trong quá trình xây tường bằng gạch block cần lưu ý những gì để tường xây không bị nứt, quy trình xây tường bằng gạch block bao gồm những bước gì. Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

  1. Công tác chuẩn bị:

     Để có được bức tường rào vừa chắc chắn vừa đẹp mắt,việc đầu tiên phải làm là chọn đúng loại gạch block, hiện nay chủ công trình thường chọn loại gạch block có kích thước lớn để thuận tiện khi xây và đỡ tốn kém hơn. 1 số loại gạch block thích hợp để xây tường rào là: gạch block 9x19x39 để xây tường 10, gạch block 14x19x39 dùng để xây tường 15, gạch block 19x19x39 để xây tường 20. Hoặc có một số công trình lựa chọn sử dụng gạch block 4 lỗ vì gạch có hình dạng và kích thước giống như gạch nung tuynel truyền thống nên các anh thợ dễ xây hơn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng, độ bền của tường cao.

Các loại gạch block thông dụng dùng để xây tường

   Các loại gạch block trên thì loại gạch block nào cũng thích hợp để xây tường rào, tuỳ theo yêu cầu của chủ công trình để lựa chọn kích thước cho phù hợp.

Ngoài vật liệu chính là gạch block thì chúng ta cần chuẩn bị xi măng, cát, cốt thép, cọc tiêu, dây nilon, đá 1x2. Thêm vào đó, cần chuẩn bị công cụ như máy trộn bê tông, bay, xẻng, thước dây, nivo, búa, kìm, xe rùa,…

  1. Xây móng tường rào:

   Đây là một bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của bức tường rào. Tuỳ theo loại đất và chiều cao của tường chọn loại móng cho phù hợp. Móng đơn thường được đào sâu từ 1,2-1,5m rộng từ 800-1200mm (gồm một phương hoặc hai phương). Móng băng thường được đào sâu từ 20-40c rộng từ 20-40cm chạy dọc theo chiều dài tường rào. Thông thường đối với hạng mục tường rào dân dụng sẽ lựa chọn móng đơn.

Móng đơn và móng băng

   Đầu tiên, sử dụng cọc tiêu và dây nilon để định vị chính xác vị trí và kích thước của móng. Tiếp theo, đào đất theo đúng kích thước và độ sâu đã thiết kế trong bản vẽ. Sau khi đào xong, san lấp đáy móng bằng một lớp đá 1x2 hoặc gạch tự chèn để tạo mặt phẳng và thoát nước tốt. Tiếp đến trộn xi măng, cát, đá 1x2 và nước theo tỷ lệ phù hợp để tạo ra hỗn hợp bê tông có độ dẻo vừa phải. Tiến hành cắt và uốn cốt thép theo thiết kế, sau đó đặt vào trong lòng móng. Cuối cùng, đổ bê tông vào lòng móng, dùng que hoặc đầm tay để loại bỏ bọt khí và làm cho bê tông được đầm chặt. Đừng quên che phủ bê tông để giữ ẩm cho bê tông trong quá trình đông cứng.

  1. Tiến hành xây hàng gạch đầu tiên:

   Trước hết, bắt đầu xây ở các điểm góc như đã định. Trải vữa với chiều dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp gân ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ trải đều lên ra các mép gạch và tránh được lãng phí vương vãi ra ngoài đồng thời tạo ra chân dính chặt vào các lỗ gạch block. Chọn viên gạch đẹp, không bị nứt vỡ để làm viên gạch đầu tiên. Bạn phải đầu tư thời gian đối với những viên gạch góc đầu tiên này, chú ý về chiều dọc, chiều ngang, về độ thẳng đứng… vì đây sẽ là yếu tố quyết định tường có vững chắc, đẹp, thẳng hàng hay không. Nhớ dùng búa cao su hoặc cán bay gõ nhẹ vào bề mặt gạch để viên gạch block ngậm chặt vào vữa.

Xây viên gạch block ở góc đầu tiên

   Sau khi xây được 2 viên gạch ở 2 đầu góc xong, tiến hành buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc( ở hàng gạch đầu tiên) và kéo căng chúng ra làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường, mẹo này giúp bức tường luôn thẳng đẹp, không bị lệch.

   Tiếp theo, trộn vữa và đổ vữa dọc theo sợi dây. Bắt đầu xây tường hàng gạch Block đầu tiên trước khi vữa bị khô. Bạn đặt từng viên gạch block thẳng theo sợi dây trên lớp vữa. Trát vữa ở vị trí ngăn cách giữa mỗi viên gạch. Đặt cốt thép vào một số vị trí trong bức tường để đảm bảo độ chịu lực. Lưu ý: độ dày các mạch vữa khoảng từ 3-8mm, các mối nối vữa ngang nên dày hơn các mối nối vữa dọc để đảm bảo rằng các mối nối được lấp đầy bằng vữa. Điều chỉnh vữa thấp hơn nếu tường không bằng phẳng.

  1. Xây các hàng gạch tiếp theo:

   Vì kết cấu của gạch block là một mặt có các lỗ rỗng, một mặt được bịt kín nên việc xây các hàng gạch kế tiếp rất nhanh, đơn giản. Bạn chỉ cần trải vữa lên bề mặt được bịt kín của viên gạch trước đã xây, đặt gạch lên và cứ thế xây đến cuối.

Xây tường các hàng gạch block tiếp theo

   Khi xây tường bằng gạch block phải đảm bảo không được trùng mạch mà phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch block cả về phương ngang cũng như phương dọc. Mạch vữa xây phương ngang và phương dọc trong cùng một lớp xây phải vuông góc với nhau. Bạn không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang hay hình tam giác ở góc khối xây, vì ở vị trí góc mà xây gạch vỡ sẽ khiến góc tường dễ bị nứt. Tại cái mối nối giữa tường và dầm nên tiến hành xây xiên, xây bằng gạch block đinh và kết hợp miết hồ để hạn chế tình trạng tường bị nứt sau này. Dùng cốt thép để thay thế cho con trạch khi xây tường bằng gạch block. Nhớ đảm bảo các viên gạch tiếp theo xây sát vào viên gạch trước, đảm bảo mạch vữa đều nhau (khoảng 8-15mm). 

   Vì gạch nung và gạch block có tính chất khác nhau nên phải thay đổi một vài kỹ thuật trong quá trình xây, nếu không sẽ gây nên sự cố nứt tường. Cụ thể mạch vữa phải đảm bảo lấp đầy mạch ngang và mạch đứng. Chiều cao khối xây phải phù hợp với tiến độ xây và thời gian ninh kết của vữa. Phải đặt đủ thép râu neo tường và cột, chèn lớp co giãn, dán lưới chống nứt tường, trước khi tô vữa phải làm ẩm bề mặt. Nhớ kiểm tra lại độ thẳng hàng và độ bằng phẳng của hàng gạch block bằng thước dây và nivo liên tục vì nếu để quá lâu vữa sẽ khô khó điều chỉnh. 

Công trình tường xây bằng gạch block

  1. Kiểm tra và hoàn thiện:

   Như vậy là các công đoạn xây tường rào bằng gạch block chuẩn kỹ thuật đã hoàn tất xong các khâu xây dựng tường rào, nhiệm vụ tiếp theo chỉ cần kiểm tra lại, tránh những sai sót không đáng có trong quá trình xây dựng. Kiểm tra xem nó đã thẳng hàng chưa, đã phù hợp với khuôn viên công trình chưa, có đúng như thiết kế chưa. Và đừng quên tưới nước cho tường liên tục trong vòng 48 giờ để làm giảm tốc độ thủy hóa của xi măng trong vữa, tránh hiện tượng nứt tường gạch về sau, làm giảm độ bền của tường cũng như tính thẩm mỹ của công trình.

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Gạch taplo là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất về gạch taplo

Gạch taplo là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất về gạch taplo

Công Trình Cảng Cát Lái

Gạch taplo là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất về gạch taplo

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà

Gạch taplo là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất về gạch taplo

Gạch taplo là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất về gạch taplo


Tin tức liên quan

3 Mẫu gạch lát vỉa hè giúp công trình thêm đẹp sang, kiên cố hết nấc
3 Mẫu gạch lát vỉa hè giúp công trình thêm đẹp sang, kiên cố hết nấc

209 Lượt xem

Mời quý vị cùng đọc ngay bài viết này để biết thêm về các mẫu gạch lát vỉa hè đang đốn tim người dùng. Sản phẩm mà Gạch Block Thái Châu cung cấp hiện được nhiều đối tác/khách hàng đánh giá cao về độ bền chắc và tính thẩm mĩ.

Giá gạch bê tông chữ I bao nhiêu đảm bảo thoát nước tốt, không mài mòn?
Giá gạch bê tông chữ I bao nhiêu đảm bảo thoát nước tốt, không mài mòn?

210 Lượt xem

Muốn biết chính xác giá gạch bê tông chữ I bao nhiêu có thể đảm bảo vật liệu cứng chắc, thoát nước và chống mài mòn vợt trội, quý vị nên đọc ngay bài viết này. Những chia sẻ mà chúng tôi nói tới sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nơi cung cấp sản phẩm uy tín.

Công trình Sam Sung xây gạch Block nhiều nhất đến nay.
Công trình Sam Sung xây gạch Block nhiều nhất đến nay.

200 Lượt xem

Sam Sung tại khu công nghệ cao quận 9 là một trong những công trình sử dụng số lượng gạch Block xây tường nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Với tổng số lượng lên đến hàng triệu viên gạch Block kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Các Loại Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Phổ Biến Nhất
Các Loại Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Phổ Biến Nhất

287 Lượt xem

Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn các loại gạch con sâu lát vỉa hè được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và đặc điểm của từng loại.Trên thị trường có 2 loại gạch con sâu chính được sử dụng phổ biến là loại gạch con sâu nhám và loại gạch con sâu bóng. Dưới đây là chi tiết của từng loại. 

Bí Quyết Xây Tường Bằng Gạch Block Mà Không Bị Nứt Có Thể Bạn Chưa Biết
Bí Quyết Xây Tường Bằng Gạch Block Mà Không Bị Nứt Có Thể Bạn Chưa Biết

322 Lượt xem

Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến khiến cho xây gạch không nung bị nứt và bí quyết hữu ích giúp xây tường gạch block, gạch không nung mà không bị nứt.

6 Lý Do Nên Sử Dụng Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Sân Vườn
6 Lý Do Nên Sử Dụng Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Sân Vườn

399 Lượt xem

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 6 lý do mà bạn nên sử dụng gạch con sâu để lát vỉa hè, sân vườn.


Đã thêm vào giỏ hàng