Kỹ Thuật Xây Tường Gạch Block Đơn Giản Mà Đẹp
Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng nắm được các bước để xây tường bằng gạch block, những kỹ thuật xây tường cần chú ý và các mẹo để xây tường gạch block vừa nhanh vừa đẹp.
Có phải bạn đang chuẩn bị dự án xây tường bằng gạch block mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết kỹ thuật xây tường bằng gạch block có khác với gạch nung truyền thống như thế nào? Làm thế nào để xây tường gạch block cho công trình vừa đơn giản lại vừa đẹp? Trong quá trình xây dựng cho một dự án nào thì việc xây tường gạch là khâu quan trọng nhất và cũng là một trong các bước khó khăn nhất. Bởi đây là một công đoạn đòi hỏi sự cẩn thận và tay nghề kỹ thuật của người thợ phải cao. Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả những câu hỏi trên, giúp quý khách hàng nắm được các bước để xây tường bằng gạch block, những kỹ thuật xây tường cần chú ý và các mẹo để xây tường gạch block vừa nhanh vừa đẹp.
Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Xây Tường Gạch Block Đúng Kỹ Thuật:
Chỉ tiêu về nguyên vật liệu
+ Gạch block xây tường phải có độ cứng cao, Mac gạch phù hợp với hạng mục công trình, bề mặt gạch không rạn nứt và có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của các cơ sở chuyên môn.
+ Xi măng của được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và được bảo quản theo tiêu chuẩn.
+ Cát phải sạch, mịn, không lẫn tạp chất, đạt tiêu chuẩn làm hỗn hợp trong việc làm vữa.
Chỉ tiêu chất lượng tường gạch block thi công
+ Xây tường gạch phải đúng vị trí, hình dạng và kích thước theo bản thiết kế.
+ Khối xây chắc chắn, mạch vữa đầy và chặt chẽ, được miết gọn.
+ Các lớp mạch thẳng hàng và phẳng.
+ Khối xây thẳng đứng, bằng phẳng và không có vữa bẩn.
+ Góc của khối cạnh phải đúng theo thiết kế.
+ Chiều cao của tường gạch block phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định dưới tác động của tải trọng đứng và tải trọng ngang để công trình không bị đổ, không bị nứt hay biến dạng trong sử dụng.
+ Trong công tác xây tường gạch block, lưu ý chiều dài của tường tốt nhất nên bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm để giảm được số lượng chặt gạch và đảm bảo phát huy được tối ưu và giúp cho dự án của bạn kiên cố và vững chãi hơn.
Gạch block xây tường 14x19x39
Các Bước Xây Tường Gạch Block Đúng Tiêu Chuẩn:
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn kiểu xây tường gạch block. Cách xây phổ biến nhất là so le giữa hàng trên và hàng dưới. Sau khi lựa chọn kiểu xây, bạn cần xác định xem tường gạch block của mình có cần trát hay không.
Một số kiểu xây tường gạch phổ biến
Sau khi xác định được kiểu xây thì cần tính toán chi tiết khối lượng nguyên vật liệu. Nếu gặp khó khăn trong cách tính toán số lượng gạch và vữa cần dùng, bạn hãy tìm sự trợ giúp từ nhân viên bán hàng, bạn chỉ cần báo diện tích tường cần xây, nhân viên tư vấn bán gạch sẽ tính toán chi tiết số lượng gạch cần sử dụng cho công trình của bạn.
Tiếp đến bạn cần chuẩn bị nền, móng thật kỹ trước khi tiến hành xây. Việc chuẩn bị nền bao gồm đào rãnh móng, chôn móng, lót cát và sỏi để tạo ra một bề mặt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Điều này đảm bảo rằng tường được xây dựng trên một nền móng vững chắc, giúp ngăn ngừa sự lún sụt và biến dạng trong tương lai. Khi đào móng chiều sâu móng dao động từ 1-1,2m còn phụ thuộc vào chiều cao hàng rào bạn muốn xây, hàng rào càng cao thì móng càng sâu để chịu được lực tải, trong quá trình chuẩn bị móng chúng ta sẽ đổ bê tông và đặt cốt thép theo chiều đứng bức tường gạch block để việc xây hàng rào bằng gạch block được ngay ngắn và đều đặn.
Bước 2: Tiến hành xây hàng gạch đầu tiên:
Bắt đầu xây ở các điểm góc như đã định ở trên. Trải vữa với chiều dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp gân ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ trải đều lên ra các mép gạch và tránh được lãng phí vương vãi ra ngoài đồng thời tạo ra chân dính chặt vào các lỗ gạch block. Bạn phải đầu tư thời gian đối với những viên gạch góc đầu tiên này, chú ý về chiều dọc, chiều ngang, về độ thẳng đứng… vì đây sẽ là yếu tố quyết định tường có vững chắc, đẹp, thẳng hàng hay không.
Sau khi xây được 2 viên gạch ở 2 đầu góc xong, tiến hành buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc( ở hàng gạch đầu tiên) và kéo căng chúng ra làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường.
Bắt Đầu Xây Từ Góc Tường
Tiếp theo, trộn vữa và đổ vữa dọc theo sợi dây. Bắt đầu xây tường hàng gạch Block đầu tiên trước khi vữa bị khô. Bạn đặt từng viên gạch thẳng theo sợi dây trên lớp vữa. Trát vữa ở vị trí ngăn cách giữa mỗi viên gạch. Đặt cốt thép vào một số vị trí trong bức tường để đảm bảo độ chịu lực. Lưu ý: độ dày các mạch vữa khoảng từ 3-8mm, các mối nối vữa ngang nên dày hơn các mối nối vữa dọc để đảm bảo rằng các mối nối được lấp đầy bằng vữa. Điều chỉnh vữa thấp hơn nếu tường không bằng phẳng.
Bước 3: Tiếp Tục Hoàn Thiện Công Trình:
Sau khi định hình được hàng gạch đầu tiên, tiến hành xây các hàng gạch tiếp theo dựa theo kiểu xây tường gạch block đã lựa chọn từ trước. Khi xây các hàng gạch block tiếp theo chỉ cần miết vữa vào thành dưới và mé viên gạch block rồi đặt viên gạch block vào đúng vị trí. Tuy nhiên, phải đảm bảo không được trùng mạch mà phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc. Mạch vữa xây phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau. Bạn không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang hay hình tam giác ở góc khối xây. Tại cái mối nối giữa tường và dầm nên tiến hành xây xiên, xây bằng gạch đinh và kết hợp miết hồ để hạn chế tình trạng tường bị nứt sau này. Dùng cốt thép để thay thế cho con trạch khi xây tường bằng gạch block.
Sau khi xây được 2 đến 4 hàng gạch bạn dùng li vô hoặc thước để kiểm tra cho thẳng hàng. Trường hợp xây chưa thẳng hàng hoặc còn sai lệch bạn có thể dùng bay xây, búa cao su,… để điều chỉnh cho ưng ý. (chỉ thực hiện việc này khi vữa chưa khô). Yêu cầu bắt buộc phải cho vữa đầy vào các mạch ngang và mạch dọc. Sau khi xây dùng bay xây gạt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng.
Chèn vữa vào mạch gạch
Làm Sao Để Xây Tường Gạch Block Đơn Giản Mà Đẹp:
Chỉ với 3 bước xây tường gạch block đơn giản đã giới thiệu ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự mình xây tường gạch block chuẩn kỹ thuật như chuyên gia. Vì gạch block là loại gạch có kích thước lớn, quy cách xây đơn giản nên quá trình xây sẽ rất nhanh, không tốn quá nhiều chi phí nhân công. Vậy, làm sao để biến những bức tường block trở nên đẹp hơn. Mọi người thường sau khi xây xong tường gạch block sẽ tiến hành trát tường, là kiểu xây tường phổ biến được thi công bằng vữa trước khi sơn nhà nhằm giúp cho lớp sơn tăng phần bám dính, láng mịn và lên màu chuẩn hơn. Xây tường gạch block có tô cũng là 1 phương pháp xây phổ biến giúp công trình của bạn đẹp hơn, sau khi trát vữa bạn có thể sơn lên tường màu sắc phù hợp với kiến trúc của công trình. Ưu điểm của kiểu xây tường gạch có trát là bạn không cần phải quá quan tâm hình dáng của viên gạch vì có thể sơn phủ lên, tay nghề của thợ không yêu cầu cao và có thể sử dụng loại vữa nào cũng được.
Tường Gạch Block Có Tô
Ngoài ra, hiện nay còn phổ biến kiểu xây tường gạch block không tô, trát. Đây là kiểu xây được sử dụng khá rộng rãi trong các thiết kế nhà ở, sân vườn, quán cà phê, khách sạn… Tường gạch block không tô được xây theo mạch vữa mà không tiến hành tô, yêu cầu kĩ thuật cao để mang lại công trình tường xây đẹp, mạch thẳng. Thường thì những hạng mục xây tường ngoài trời, xây tường gạch block với mục đích trang trí, khách hàng muốn công trình mang vẻ đẹp hiện đại với tone màu xám đặc trưng của gạch, tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian sống thì sẽ chọn xây tường không trát. Vì bạn sử dụng trực tiếp viên gạch mà không cần trát xi măng nên yêu cầu hình dáng bên ngoài phải đảm bảo không sứt mẻ góc cạnh, độ mịn cao, bề mặt viên gạch không bị lỗ quá nhiều. Thêm vào đó, cần chú ý loại vữa mà bạn sẽ sử dụng sao cho vữa có màu tương đồng với màu xám của gạch. Ngoài ra, vì không trát nên tường sẽ thể hiện rõ mạch vữa nên bạn cần thuê đơn vị thi công uy tín, cẩn thận và tỉ mỉ để bắt trúng mạch vữa, sao cho những viên gạch được gắn vuông vắn, đẹp mắt nhất.
Tổng Hợp Các Kỹ Thuật Xây Tường Gạch Block Cần Chú Ý:
- Xây gạch theo nguyên tắc: không trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp.
- Chiều dày mạch vữa liên kết thích hợp từ 2 mm-3 mm. Trong khối xây tường gạch block, chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10 mm, không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50 mm. Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, cũng như khi xây dựng các kết cấu cột, tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14 cm.
- Phải nhớ tưới nước gạch trước khi xây (một khoảng thời gian đủ để gạch no nước và ráo nước sau đó mới xây).
- Khi xây các bức tường gạch block không chịu lực trong khung bê tông ta dùng gạch block lỗ không thủng (lỗ côn), xây úp mặt lỗ xuống mặt bít được đưa nên trên để rải vữa cho đợt xây thứ 2, cách xây đối với gạch block này như xây gạch đỏ bình thường.
Khi Xây Cần Úp Mặt Có Lỗ Xuống
- Khi xây các bức tường có cốt thép, ta dùng gạch block lỗ thủng trong có đặt cốt thép và bơm bê tông vào trong thay thế cột chịu lực. bức tường được cứng vững như có cột chịu lực mà thi công nhanh, tiết kiệm chi phí.
- Nên dùng gạch có cùng chiều cao giống nhau để dễ dàng đan, nối các bức tường khác nhau trong ngôi nhà. Chỉ thay đổi gạch đặc tại các vị trí đặc biệt như khung cửa, vách tường cầu thang, vách thang máy,…
- Tại điểm giao nối giữa tường gạch block và cột bê tông, nên đặt thêm các lưới thép để tăng tính liên kết và trung bình từ 500 đến 600 mm tùy theo chiều cao của các hàng gạch, gắn râu thép (khoan lỗ vào cột bê tông) để nối tường và cột (giống như quy cách xây gạch đất sét nung).
- Đối với tường gạch block 2 lớp thì khi xây được 5 hàng cần xây lại mạch vữa và xoay trục viên gạch để đảm bảo khối gạch chắc chắn.
- Đối với tường gạch block xây một tầng có chiều cao xây dựng từ 1,5m trở xuống bắt buộc phải có nẹp tường dày 8 đến 10cm để tường không bị vênh và ổn định hơn (nẹp tường được đúc tại chỗ và gia cố bằng thép D8).
- Nếu xây góc tường gạch block thì bắt buộc phải câu gạch để vị trí này ít bị nứt sau khi sơn tường.
- Đối với xây đỉnh tường, nên sử dụng gạch thẻ và xây nghiêng một góc 45 đến 60 độ.
- Đặc biệt, với những điểm cần trát bù sau khi thi công điện nước, phải gắn lớp lưới thép vào lớp gạch trước khi trát để tránh rạn hoặc tách lớp giữa 2 lớp trát trước và sau.
Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu
Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp
Công Trình Cảng Cát Lái
Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà