Hướng Dẫn Lát Gạch Con Sâu Chuẩn Kỹ Thuật

Gạch Thái Châu xin gửi tới khách hàng bài viết Hướng Dẫn Lát Gạch Con Sâu Chuẩn Kỹ Thuật dưới đây, bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ các bước lát gạch con sâu và áp dụng đúng các kỹ thuật lát gạch con sâu cho công trình của mình.

   Gạch con sâu là một trong những loại gạch lát phổ biến nhất, hiện đang ngày càng được ưu tiên sử dụng ở các hạng mục công trình công cộng lẫn dân dụng. Dù được sử dụng phổ biến là thế nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được cách để lát gạch con sâu vừa nhanh vừa đẹp lại đảm bảo đúng chuẩn kỹ thuật. Bởi để đạt được kết quả tốt nhất trong việc lát gạch con sâu, việc thực hiện đúng kỹ thuật là yếu tố tiên quyết. Bởi các yếu tố kỹ thuật không chỉ đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn bảo vệ độ bền và tuổi thọ của công trình gạch. Một công trình lát gạch con sâu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến các vấn đề như bong tróc gạch, nứt vỡ và giảm tuổi thọ công trình. Chính vì vậy, Gạch Thái Châu xin gửi tới khách hàng bài viết Hướng Dẫn Lát Gạch Con Sâu Chuẩn Kỹ Thuật dưới đây, bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ các bước lát gạch con sâu và áp dụng đúng các kỹ thuật lát gạch con sâu cho công trình của mình.

Bước 1: Chuẩn Bị Dụng Cụ Và Vật Liệu:

   Để bắt tay vào tiến hành lát gạch con sâu, chúng ta cần phải chuẩn bị thật kỹ các dụng cụ và vật liệu cần thiết phục vụ cho quá trình lát. Vật liệu đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị chắc chắn là gạch con sâu, bạn cần tính toán lượng nguyên vật liệu gạch con sâu cần sử dụng cho công trình của mình. Theo như các chuyên gia xây dựng tính toán thì 1m2 gạch con sâu sẽ sử dụng khoảng 40 viên gạch, bạn chỉ cần lấy chiều dài nhân với chiều rộng của công trình để biết được diện tích cần lát gạch, sau đó lấy diện tích đã tính nhân với 40 thì sẽ ra được chính xác số lượng gạch con sâu cần dùng. Ngoài ra, phải nhớ cộng thêm dung sai từ 1-3% cho việc hao mòn trong quá trình vận chuyển và thi công. Vì gạch con sâu là loại gạch đa dạng màu sắc, chiều dày và Mac gạch nên hãy nhớ tìm hiểu thật kĩ xem công trình của mình thích hợp sử dụng loại gạch con sâu có chiều dày là bao nhiêu, màu sắc nào thì phù hợp với kiến trúc công trình và nên sử dụng Mac gạch nào để đủ chịu tải trọng công trình. Để có lựa chọn đúng đắn loại gạch con sâu thích hợp với công trình của mình, mời quý khách hàng tham khảo bài viết: Các Loại Gạch Con Sâu Lát Vỉa Hè Phổ Biến Nhất. Sau khi có số lượng và loại gạch cần mua, bạn có thể chọn mua gạch tại các đơn vị vật liệu xây dựng hoặc nhà máy sản xuất gạch. Nếu công trình của bạn cần giá gạch tốt, có yêu cầu đặc biệt về Mac gạch hay màu sắc thì mách bạn nên mua gạch tại các nhà máy sản xuất gạch có uy tín, thương hiệu để vừa đảm bảo được chất lượng gạch mà còn có được mức giá mua gạch tốt nhất.

Các Vật Liệu Và Dụng Cụ Cần Cho Việc Lát Gạch Con Sâu

   Sau khi chuẩn bị xong vật liệu gạch con sâu, bước tiếp theo bạn cần phải mua cát và xi măng để tạo lớp nền và hồ dầu lát gạch. Lưu ý: vì gạch con sâu thuộc dòng gạch tự chèn, được lát trên nền cát nên bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều xi măng.

   Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị thêm các dụng cụ như xẻng, bay, thước đo, dây dù, búa cao su,…Đối với các công trình cần lát diện tích lớn thì nên trang bị thêm máy trộn bê tông và máy đầm nền để đẩy nhanh tiến độ lát và tiết kiệm nhân công, chi phí.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt lát:

   Việc xác định và chuẩn bị khu vực lát gạch là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình lát gạch con sâu sau này, giúp giảm thiểu vấn đề lún sụt tại công trình. Để công trình tiết kiệm kinh phí thi công và thời gian nhất, bạn cần xác định thật chính xác diện tích khu vực cần lát gạch. Để làm tốt công tác này, bạn cần đo lường và đánh dấu khu vực cần lát bằng dụng cụ thước đo, dây căng đã chuẩn bị từ trước. Đầu tiên, căng dây để lấy cữ viền sân cho vuông góc. Tiếp theo, dùng thước đo đo thật chính xác chiều dài và chiều rộng của khu vực lát, tính toán chi tiết diện tích lát gạch. Điều này giúp xác định đúng số lượng gạch con sâu và ước tính nguyên vật liệu cần sử dụng. 

   Sau khi xác định được khu vực cần lát thì tiến hành dọn dẹp và làm phẳng bề mặt. Cụ thể, bạn cần loại bỏ cỏ dại, rác rưởi và các vật cản khác trên bề mặt cần lát. Tiếp theo, dùng xẻng để san phẳng bề mặt, đảm bảo không còn chỗ lồi lõm. Việc chuẩn bị kỹ bề mặt lát rất quan trọng để làm tiền đề cho việc lát được nhanh, phẳng và đẹp. Bước chuẩn bị này sẽ quyết định đến kết quả của việc lát gạch con sâu nhanh hay chậm, đẹp đồng đều hay không. Chính vì vậy các bác thợ trong khâu thi công giai đoạn này nên tiến hành một cách cẩn thận và tỷ mỉ tránh làm nhanh không chuẩn.

Bề mặt trước khi lát gạch phải bằng phẳng

Bước 3: Tạo lớp nền:

   Lớp nền là yếu tố tiên quyết, quyết định độ bền và sự ổn định của bề mặt lát gạch. Bạn cần phải chuẩn bị bề mặt lát nên thật kỹ lưỡng, nền phải đầm thật chặt, bằng phẳng. Đầu tiên, bạn sẽ bạn trộn xi măng, đá mi và cát, tiến hành trải đều lên khu vực cần lát gạch. Nếu khu vực lát rộng, bạn nên sử dụng máy trộn bê tông để tiết kiệm thời gian và công sức. Sau đó, bạn sẽ sử dụng cát làm nguyên liệu chính để tạo nên lớp nền, tiến hành rải cát và đầm kỹ cho nền thật chắc, tạo khả năng chịu lực tốt. Ở bước này, nếu công trình có điều kiện thì sử dụng máy đầm nền để đạt được kết quả tốt nhất.

Gạch con sâu được lát trên nền cát

Bước 4: Bắt Đầu Lát Gạch

Đây là bước quan trọng nhất, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính thm mỹ của công trình.

   Sau khi chuẩn bị kĩ nền, bắt đầu tiến hành lát gạch con sâu. Một mẹo nhỏ giúp cho việc lấy cữ mép ngoài cùng dễ hơn là sử dụng gạch con sâu để lấy cữ luôn, vừa nhanh vừa hiệu quả trong việc tạo ra đường thẳng. Bắt đầu lát gạch từ góc, nhớ dùng bay làm phẳng nền cát trước khi đặt gạch. Chú ý góc căng dây phải kiểm tra thật vuông. Tiếp theo đặt viên gạch đầu tiên thật chuẩn tại góc, đặt các viên tiếp theo thật sát và khít. Vì gạch con sâu là loại gạch tự chèn nên không cần sử dụng thêm chất kết dính nào, các viên gạch khi lát trên nền cát sẽ tự khóa vào nhau vô cùng chắc chắn. Nhờ đặc tính này mà việc bảo trì, sửa chữa gạch sẽ rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấc viên gạch tại vị trí cục bộ cần thay thế sau đó đặt viên gạch mới mà không ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Sau đó, cứ thế tiếp tục đặt các viên gạch con sâu liên tục theo hình dáng lát bạn chọn, các mẫu lát phổ biến là xương cá, so le,.. Tham khảo thêm các kiểu lát gạch con sâu phổ biến tại: 3 Kiểu Mẫu Lát Gạch Con Sâu Siêu ĐẹpThêm một lưu ý quan trọng là phải đặt gạch đến đâu thì dùng búa cao su gõ đến đó, việc này giúp tạo độ khít giữa các viên gạch với nhau và với nền cát, ngoài ra nó còn để tránh viên gạch khập khiễng phải dỡ ra lát lại. Cuối cùng, cứ tiếp tục lát gạch con sâu theo đường dây và cữ đã căn trước đó cho đến hết khu vực cần lát.

Các Kiểu Lát Gạch Con Sâu

Để nắm rõ hơn về quá trình lát gạch, bạn có thể tham khảo video hay sau đây: Cách Lát Gạch Con Sâu Đơn Giản Nhất 

Bước 5: Chèn Vữa Vào Khe Gạch

   Sau khi lát xong gạch con sâu thì khoảng 12 giờ thì bạn tiếp tục dùng nước sạch tưới đều lên mặt gạch, sau đó chèn vữa vào các khe hở giữa các viên gạch. Nên lưu ý pha trộn xi măng và cát theo tỉ lệ phù hợp, tránh đặc hoặc loảng quá. Nếu là công trình dân dụng nhỏ thì bạn có thể tận dụng lon nhựa, bay hay vật dụng gì miệng nhỏ dùng để chế hồ vào khe giữa các viên gạch. Sau đó, dùng búa cao su để gõ nhẹ lên bề mặt gạch, giúp vữa thấm sâu vào các khe. Nếu dính vữa trên bề mặt gạch thì bạn phải lau ngay, vì để khô sẽ rất khó làm sạch.

Bước 6: Hoàn Thiện Và Làm Sạch

   Bước cuối cùng là hoàn thiện bề mặt lát gạch con sâu và làm sạch. Bước này rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, tuy nhiên nó ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của công trình. Để làm sạch bề mặt gạch bạn có thể sử dụng bàn chải và nước thông thường để làm sạch bề mặt gạch, loại bỏ hết vữa thừa và các bụi bẩn. Lưu ý: chỉ nên làm sạch bề mặt gạch bằng nước thông thường, tuyệt đối không nên sử dụng các hóa chất mạnh gây ảnh hưởng đến chất lượng và màu gạch.

Sau khi làm sạch thì tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo không có viên gạch nào bị lệch hoặc lỏng. Nếu phát hiện sai sót thì cần tiến hành điều chỉnh ngay.

Công trình lát gạch con sâu

Bước 7: Bảo Dưỡng Sau Khi Lát Gạch

   Để đảm bảo độ bền và vẻ đẹp của bề mặt lát gạch con sâu, bạn cần chú ý đến việc bảo dưỡng:

  • Tránh đi lại trong 24-48 giờ: Để cho vữa khô hoàn toàn và gạch cố định.
  • Kiểm tra định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, kiểm tra bề mặt gạch để phát hiện các vết nứt hoặc chỗ lỏng lẻo. Thực hiện bảo trì kịp thời để đảm bảo bề mặt luôn đẹp và bền.

Kết Luận

   Lát gạch con sâu là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết 7 bước lát gạch con sâu chuẩn kỹ thuật từ cách chuẩn bị, quuy trình thi công đến các công tác hoàn thành và bảo dưỡng. Hy vọng qua bài viết này, quý vị biết cách lát gạch con sâu cho công trình của mình theo đúng kỹ thuật của các chuyên gia. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về gạch con sâu, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời và hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công!

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Xu Hướng Lát Gạch Vỉa Hè Trong Xây Dựng Thời Hiện Đại

Xu Hướng Lát Gạch Vỉa Hè Trong Xây Dựng Thời Hiện Đại

Công Trình Cảng Cát Lái

Xu Hướng Lát Gạch Vỉa Hè Trong Xây Dựng Thời Hiện Đại

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa

Xu Hướng Lát Gạch Vỉa Hè Trong Xây Dựng Thời Hiện Đại

Xu Hướng Lát Gạch Vỉa Hè Trong Xây Dựng Thời Hiện Đại


Tin tức liên quan

Công trình Sam Sung xây gạch Block nhiều nhất đến nay.
Công trình Sam Sung xây gạch Block nhiều nhất đến nay.

108 Lượt xem

Sam Sung tại khu công nghệ cao quận 9 là một trong những công trình sử dụng số lượng gạch Block xây tường nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Với tổng số lượng lên đến hàng triệu viên gạch Block kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Ưu điểm của gạch không nung khi xây nhà cao tầng
Ưu điểm của gạch không nung khi xây nhà cao tầng

112 Lượt xem

Ưu điểm gạch không nung là có cường độ chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kG/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

87 Lượt xem

Sử dụng gạch không nung là một xu hướng tất yếu của xã hội khi chúng ta đang thực hiện công cuộc làm sạch môi trường sống

10 ưu điểm khiến gạch không nung trở thành xu hướng lựa chọn trong mọi công trình
10 ưu điểm khiến gạch không nung trở thành xu hướng lựa chọn trong mọi công trình

115 Lượt xem

Với 10 ưu điểm sau đây, gạch không nung đang trở thành xu hướng mà nhiều công trình lớn nhỏ lựa chọn. Mời bạn cùng đọc ngay để có cái nhìn cụ thể hơn về dòng vật liệu mới này. Tin rằng các chia sẻ mà chúng tôi nói tới sẽ không lãng phí thời gian của quý vị.

Tại sao nên sử dụng gạch Terrazzo cho công trình lát vỉa hè?
Tại sao nên sử dụng gạch Terrazzo cho công trình lát vỉa hè?

149 Lượt xem

Gạch Terrazzo sử dụng với các công trình vỉa hè hay sân vườn, người ta thường sử dụng gạch Terrazzo để lát (lót).

SỬ DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG TRỞ THÀNH XU HƯỚNG MỚI
SỬ DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG TRỞ THÀNH XU HƯỚNG MỚI

129 Lượt xem

Nguyên nhân chính khiến gạch không nung tiêu thụ chậm là do người dân vẫn chưa quen với việc sử dụng loại vật liệu này để xây dựng các công trình dân dụng.


Đã thêm vào giỏ hàng