Bí Quyết Xây Tường Bằng Gạch Block Mà Không Bị Nứt Có Thể Bạn Chưa Biết
Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến khiến cho xây gạch không nung bị nứt và bí quyết hữu ích giúp xây tường gạch block, gạch không nung mà không bị nứt.
Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung theo thông tư của Bộ Xây Dựng. Cụ thể, Hà Nội và TP.HCM sử dụng 100%, tại các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ, các tỉnh Đông Nam Bộ: các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%. Tại các tỉnh còn lại: các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 50%. Chính vì vậy, các công trình đầu tư công như trường học, bệnh viện, uỷ ban sử dụng rất nhiều gạch block. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số công trình sau khi thi công hoàn thiện thì xuất hiện một số vết nứt trên các mảng tường xây bằng gạch block bê tông, vết nứt chủ yếu xuất hiện ở các vị trí : ở phía trên cao mảng tường xây, bao gồm các vết nứt ngang, dọc xuất hiện theo các mạch vữa; tại các vị trí bên dưới và bên trên nơi tiếp giáp của khối xây với cửa sổ. Theo các chuyên gia đánh giá thì nguyên nhân chính là do thao tác kỹ thuật khi tiến hàng xây tường chưa đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân xây gạch bị nứt và bí quyết hữu ích giúp xây tường gạch block, gạch không nung mà không bị nứt.
* Tình hình các công trình xây tường bằng gạch block:
Trong vài năm qua, một số công trình đã xuất hiện các đường nứt ngang, nứt dọc kích thước khác nhau "chạy" khắp công trình thuộc hạng mục sử dụng gạch không nung.
Các bức tường bên trong và bên ngoài nhà xuất hiện hàng chục vết nứt dài 1 - 2m, có vết dài 3 - 4m. Những vết nứt chằng chịt khắp tường khiến cho nhìn vào có cảm giác như công trình đã cũ, hư hỏng, sập sệ.
Tường rào xây gạch block xi măng nứt toác
* Nguyên nhân tường xây bằng gạch block bị nứt:
+ Nguyên nhân cơ bản:
Từ thực tế thi công và hồ sơ quản lý chất lượng về công tác xây tường có thể nhận thấy một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt sau khi tiến hành tô, trát tường, chủ yếu là do kỹ thuật xây không đảm bảo theo quy định thể hiện ở một số khâu như: chất lượng vữa xây dựng chưa được kiếm soát độ dẻo theo yêu cầu của công tác xây; trình tự thi công khối xây gạch block bê tông chưa được thực hiện đúng; không khống chế chiều cao một đợt xây; cấp bậc nhân công thực hiện công tác xây chưa đạt yêu cầu bậc thợ trung bình từ 3,7/7 trở lên; thao tác khi tiến hành xây tường chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, từ đó các mạch vữa liên kết giữa các viên gạch không đều (thiếu mạch vữa hoặc mạch vữa quá dày, mạch vữa không đầy), do đó chiều dày trung bình của mạch vữa ngang, mạch vữa đúng chưa đảm bảo quy định tại TCVN 4085:2011 – Kết cấu gạch đá - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
+ Nguyên nhân chi tiết:
- Độ hút nước: Xây tường trong điều kiện thời tiết hanh khô mà không tưới nước gạch, trong khi gạch block có độ rỗng cao nên hút nước mạnh, khi vừa xây xong, vữa xi măng đã bị hút hết nước nên không đủ lượng nước trong thời gian đông kết, dẫn đến vữa bị chết, mạch vữa bị giảm cường độ, giảm liên kết khối xây dẫn đến nứt tường.
- Độ lún thiết kế: Nếu thiết kế không tính đúng, tính đủ tải trọng sẽ gây lún và gây nứt gạch.
- Độ giãn dài: Độ dãn dài của vật chất tỉ lệ thuận với chiều dài của nó, viên gạch block có kích thước hình học lớn hơn viên gạch đất nung vì thế độ giãn dài cũng lớn hơn, khi gặp thời tiết thay đổi, viên gạch block sẽ giãn nở nhiều hơn, trong khi lớp vữa xây có độ giãn nở ít hơn, gây ra sự không tương thích với nhau về độ giãn nở giữa vật liệu xây (gạch) và vật liệu gắn kết (vữa), cộng với nguyên nhân giảm chất lượng vữa do không tưới nước, bảo dưỡng) nên sẽ không đủ cường độ gắn kết để giữ ổn định liên kết khối xây.
- Độ hút nhiệt: Gạch block xi măng có độ hút nhiệt lớn, khi gặp thời tiết thay đổi, chúng sẽ gây hiện tượng co giãn vì nhiệt trong khối xây, mà khối xây được liên kết bằng vữa chỉ có độ cứng mà không có độ đàn hồi, vì vậy khi có sự giãn nở sẽ gây nứt.
- Chất lượng gạch: Sử dụng gạch không đúng qui cách hoặc không đảm bảo chất lượng (không đủ mác và độ hút nước cao). Đối với những nhà sản xuất thì việc gạch không đạt chất lượng có thể do: Ép không đủ lực, sử dụng nguyên liệu không đạt chất lượng, cân cốt liệu một cách thủ công (chỉ ước lượng chứ không cân chính xác). Chính vì vậy, việc lựa chọn đúng đơn vị cung cấp gạch uy tín, chất lượng là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Để xác định được đúng nhà cung cấp gạch chất lượng cao, cần kiểm tra kĩ xem đơn vị cung cấp gạch có giấy chứng nhận ISO, giấy chứng nhận hợp quy không. Đối với các công trình lớn thì phải cần test gạch thật kĩ trước khi đi vào sử dụng để đảm bảo được quy cách gạch.
- Chất lượng vữa: Vữa xây phải phù hợp từng loại gạch. vữa xây cho gạch block bê tông phải sử dụng cát có mô đun độ lớn từ 1,4 - 2,0mm. Mác vữa phù hợp, nên sử dụng mác vữa >= 75 để tăng lực liên kết cho khối xây.
- Kỹ thuật xây: Thợ xây đặt vị trí viên gạch tại vị trí góc dưới cửa sổ chưa đúng kỹ thuật như hình dưới cũng là 1 nguyên nhân (mạch vữa trùng cạnh cửa):
=> Qua thống kê và kiểm tra, các công trình lớn sử dụng gạch block vẫn rất đảm bảo về độ bền cũng như có tuổi thọ sử dụng lâu dài nhờ áp dụng chính xác các thao tác, kỹ thuật xây gạch theo quy định. Sau đây là các bí quyết giúp xây gạch block không bị nứt mà đã được các chuyên gia xây dựng kiểm chứng:
* Bí quyết thi công để có được công trình xây tường bằng gạch block không bị nứt:
+ VẬT LIỆU:
- Để có được công trình xây tường không bị nứt thì việc sử dụng gạch block đúng quy cách, đảm bảo chất lượng cũng rất quan trọng. Để có được nguồn gạch block đạt tiêu chuẩn, bạn cần lấy gạch từ những đơn vị lớn, có uy tín, có các giấy phép chứng nhận như ISO 9001:2015, các chứng nhận hợp quy( COCQ).
- Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo công trình mình sử dụng loại vữa phù hợp cho gạch block dùng cho công trình :
+ Vữa xây phải phù hợp từng loại gạch. vữa xây cho gạch block xi măng phải sử dụng cát có mô đun độ lớn từ 1,4 - 2,0mm. Cát sông ở một số khu vực có mô đun độ lớn nhỏ hơn 1,4mm hoặc trên 2,5mm nên không phù hợp dùng làm vữa xây gạch block xi măng.
+ Mác vữa phù hợp, nên sử dụng mác vữa >= 75 để tăng lực liên kết cho khối xây, Riêng gạch bê tông nhẹ phải sử dụng vữa riêng đúng tiêu chuẩn.
+ THIẾT KẾ:
- Thiết kế phải tính đúng, tính đủ tải trọng. Móng cột, móng tường phải đảm bảo độ lún cho phép.
- Thiết kế có thể chọn giải pháp sử dụng gạch có kích thước nhỏ hơn, ví dụ 9x9x19cm thay vì 9x9x39cm. Nếu không thể đổi qua xây gạch có kích thước nhỏ thì nên có biện pháp chống nóng cho công trình để giảm tác động của bức xạ nhiệt gây co giãn vật liệu dẫn đến nứt khối xây.
+ THI CÔNG
- Phải nhớ tưới nước gạch trước khi xây (một khoảng thời gian đủ để gạch no nước và ráo nước sau đó mới xây).
- Trong khối xây gạch, chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10 mm, không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50 mm. Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, cũng như khi xây dựng các kết cấu cột, tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14 cm. Phần tường mới xây phải được che đậy cấn thận, tránh mưa, nắng và phải được bảo dưỡng thường xuyên.
Công trình gạch block xây tường
- Tuyệt đối không được xây gạch trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp, mạch vữa phải đảm bảo lấp đầy cả mạch ngang và mạch đứng, chiều cao khối xây phải phù hợp với tiến độ xây và thời gian ninh kết của vữa.
- Đặt các viên gạch theo từng lớp thẳng và phẳng theo cả hai hướng. Thực hiện xong 2 – 3 lớp gạch xây thì dừng lại để hoàn chỉnh phần miết mạch vữa các lớp đã được xây trước đó. Đến bước này không nên sửa vị trí gạch vì vữa đã khô. Xây hàng gạch mới phải cách hàng đã xây một khoảng thời gian, giúp đảm bảo khả năng chịu lực tối đa của khối xây.
- Một trong những sai lầm trong thi công xây tường bằng gạch block khiến tường dễ bị nứt là vì thợ xây đặt vị trí viên gạch tại vị trí góc dưới cửa sổ không đúng kỹ thuật, để mạch vữa trùng cạnh cửa. Chính vì vậy, cần đặc biệt chú ý phải tránh để mạch vữa trùng với cạnh cửa.
- Xây gạch một cách cẩn thận và đặt thẳng các hàng gạch vào vữa với các mạch dọc và ngang được trám chắc chắn khi tiến hành công việc. Không sử dụng gạch vỡ trừ khi đó là viên kết thúc. Các góc vuông, các góc tường, dầm cửa được xây thẳng.
- Khi xây các bức tường không chịu lực trong khung bê tông ta dùng gạch block lỗ không thủng (lỗ côn), xây úp mặt lỗ xuống mặt bít được đưa nên trên để rải vữa cho đợt xây thứ 2, cách xây đối với gạch block này như xây gạch đỏ bình thường.
Hình ảnh Gạch block 9x19x39
- Đặc biệt, với những điểm cần trát bù sau khi thi công điện nước, phải gắn lớp lưới thép vào lớp gạch trước khi trát để tránh rạn hoặc tách lớp giữa 2 lớp trát trước và sau.
- Riêng đối với các vết nứt bên dưới và bên trên nơi tiếp giáp của khối xây với cửa sổ cần bổ sung các thanh giằng bê tông có chiều dài tối thiểu (L+0,5x2m) trong đó L là chiều rộng cửa.
+ Ngoài các yêu cầu nêu trên khi thi công phải chú ý đảm bảo:
• Trình tự thi công khối xây gạch block bê tông cần theo tiêu chuẩn;
• Khống chế chiều cao một đợt xây từ 1,0m đế 1,2m;
• Cấp bậc nhân câng thực hiện công tác xây phải đạt yêu cầu từ bậc thợ 3/7 trở lên;
• Bảo dưỡng khối xây theo đúng quy định.
Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu
Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp
Công Trình Cảng Cát Lái
Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà